Các nhà sản xuất dầu có thể cần nhiều nỗ lực hơn để giảm bớt tác động của coronavirus lên thị trường dầu vì nhu cầu sẽ không phục hồi nhanh chóng, do thặng dư và khối lượng khổng lồ của dầu thô được lưu trữ trong kho nổi, giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết hôm Thứ tư.
"Từ bức tranh hiện tại [và] nếu không có gì thay đổi, tôi tin rằng có thể cần có những nỗ lực hơn nữa đến từ các nước sản xuất để làm cho năm 2020 ít tồi tệ hơn một chút so với những gì chúng ta đã nghĩ khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu," ông Fatih Birol cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Gulf Intelligence.
"Nhu cầu sẽ không tăng vọt chỉ trong một ngày trở lại mức chúng ta có trước khủng hoảng và chúng ta vẫn có một lượng dư thừa khổng lồ và cộng với rất nhiều dầu nổi trên khắp thế giới, do đó, người ta cần phải rất cẩn thận nếu không muốn thay đổi."
IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng hồi tháng 4 của mình rằng nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ giảm kỷ lục 9,3 triệu thùng/ngày trong năm 2020, với sự sụp đổ nhu cầu tồi tệ nhất được nhìn thấy trong tháng 4, khi mức tiêu thụ có thể giảm xuống mức 1995 .
Cơ quan có trụ sở tại Paris này dự báo nhu cầu giảm tới 29 triệu thùng/ngày trong 4 so với cùng kỳ năm ngoái theo sau đó là mức giảm 26 triệu thùng/ngày trong tháng 5. IEA sẽ công bố báo cáo thị trường dầu mới nhất trong hôm nay thứ Năm ngày 14/05/2020.
Birol cho biết các số liệu trong báo cáo ngày hôm nay sẽ là "đáng lo ngại" cho ngành công nghiệp dầu mỏ.
"Năm 2020 có thể là năm tồi tệ nhất trong lịch sử ngành dầu khí và tháng 4 sẽ vẫn là tháng 4 đen tối," ông Birol nói.
Việc nới lỏng phong tỏa đang giúp ngành công nghiệp dầu mỏ nhưng vẫn chưa đủ, ông nói. Giá dầu đã tăng trong tuần trước do nới lỏng các lệnh đóng cửa và việc thực hiện hiệp ước OPEC + mới để cắt giảm kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày trong sản lượng dầu thô trong tháng 5 và tháng 6. Ông Birol đã khen ngợi Saudi Arabia, UAE và Kuwait về quyết định cắt giảm thêm 1,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6, nhưng cũng cho biết việc kiềm chế sản lượng dầu từ các công ty tư nhân ở các nước như Mỹ cũng đang giúp giảm nguồn cung.
Nhưng Birol dự kiến dầu đá phiến sẽ phục hồi sau cuộc khủng hoảng này bất chấp nhiều hoài nghi trên thị trường.
"Một số người nghĩ, thậm chí vào thời điểm trong vào tháng 1, rằng dầu đá phiến sẽ chết mãi mãi: tôi không đồng ý với điều đó," ông nói. "Với giá quay trở lại 40 USD/thùng trở lên, chúng ta sẽ thấy đá phiến quay trở lại và việc nói rằng đá phiến sẽ chết hoặc chúng ta sẽ quét sạch đá phiến, như một quốc gia đã nói, là đang chơi trò Cò quay Nga (russian roulette). Đá phiến chắc chắn sẽ hứng chịu một cú hích lớn. Tôi tin rằng đá phiến sẽ quay trở lại mặc dù có thể chậm. Một trong những bài học rút ra từ thời kỳ này: quá sớm để viết cáo phó của dầu đá phiến."
Birol cho biết ông dự kiến Mỹ, Saudi và Nga sẽ tiếp tục là ba nhà sản xuất lớn và Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông sẽ là những trung tâm nhu cầu quan trọng cho tăng trưởng dầu mỏ.
Nhưng để trở lại thị trường dầu toàn cầu với nhu cầu 100 triệu thùng/ngày, như những năm gần đây, sẽ mất một thời gian và sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tăng trưởng kinh tế và liệu sẽ lại xuất hiện một đợt lây nhiễm thứ hai của đại dịch coronavirus hay không, Birol nói.
Nguồn: xangdau.net