Sau khi kêu gọi tất cả các nước thành viên giảm tiêu thụ khí đốt xuống 15% trước nguy cơ Nga cắt hoàn toàn khí đốt, IEA cho biết Liên minh châu Âu sẽ cần phải cắt giảm nhiều hơn nữa để vượt qua mùa đông.
"Ngay cả khi không có một vụ sự cố nào, Châu Âu vẫn cần giảm lượng tiêu thụ khí đốt của mình khoảng 20% so với hiện nay để có những tháng mùa đông an toàn và bình thường", giám đốc IEA Fatih Birol cho biết, ban bố điều mà ông gọi là "màu đỏ cảnh báo” cho thị trường năng lượng.
Birol nói với CNN rằng vấn đề ngắn hạn với đường ống Nord Stream 1 có thể đã được giải quyết, nhưng “còn quá sớm để vui mừng về điều này”.
Khối lượng khí đốt mà châu Âu đang nhận được từ Nga hiện chỉ bằng khoảng một phần ba so với trước khi có tình huống bất khả kháng và người đứng đầu IEA cảnh báo rằng ngay cả lưu lượng bị giảm cũng “có thể bị cắt bất cứ lúc nào”.
Sau 10 ngày tạm dừng để bảo trì thường niên, khí đốt của Nga qua Nord Stream đã được nối lại vào sáng thứ Năm, với đơn đặt hàng khí đốt đạt ở mức khoảng 40% công suất của Nord Stream, mức so với trước khi bảo trì sau khi Nga cắt giảm dòng chảy vào giữa tháng 6. Lưu lượng vào đầu ngày thứ Năm ở mức khoảng 21,5 GWh, so với 30GWh trước khi bắt đầu bảo trì vào ngày 11 tháng 7, và so với 70 GWh trước khi Nga giảm 60% nguồn cung vào ngày 13 tháng 6.
Hôm thứ Tư, Ủy ban châu Âu đã công bố các biện pháp để khối này tiết kiệm khí đốt để vượt qua sự cắt giảm của Nga, yêu cầu các quốc gia thành viên giảm tiêu thụ 15% cho đến mùa xuân năm sau.
Theo Birol, điều này sẽ không đủ để đảm bảo một mùa đông suôn sẻ cho châu Âu và không có giải pháp thay thế cho việc giảm tiêu thụ.
Ngay cả khi giả định rằng dòng khí đốt hiện tại của Nga vẫn được duy trì, và tính đến tất cả LNG mà châu Âu đang nhận được từ Hoa Kỳ và các nơi khác, cộng với các nguồn khí tự nhiên khác, và ngay cả khi không có sự cố nào cản trở nguồn cung, thì châu Âu vẫn cần phải giảm tiêu thụ nhiều hơn nữa, bắt đầu từ bây giờ, Birol bình luận.
Người đứng đầu IAE cho biết, không có đủ khí đốt trên khắp thế giới để châu Âu trông cậy vào, và không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm tiêu thụ để tránh tình trạng thiếu hụt và phân bổ năng lượng trong mùa đông này. Nếu khối nấn ná và không áp dụng một phương pháp phối hợp, một khi chúng ta bước vào những tháng mùa đông, các biện pháp sẽ “quyết liệt hơn”.
Birol đang kêu gọi châu Âu xây dựng một kế hoạch khẩn cấp, lưu ý rằng Đức là quốc gia dễ bị tổn thương nhất, tiếp theo là Ý và một số nước Đông Âu.
Nguồn tin: xangdau.net