Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu tăng trở lại sau đánh giá tích cực của FED

 Sau khi giảm về mức thấp nhất nhiều tháng, giá xăng dầu hôm nay quay đầu tăng trở lại nhờ đánh giá tích cực về triển vọng tiêu thụ dầu thô của FED.

Đến đầu giờ sáng 20/8 (theo giờ Việt Nam), trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2021 đứng ở mức 63,95 USD/thùng, tăng 0,45 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 19/8, giá dầu WTI giao tháng 10/2021 đã giảm 0,3 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 10/2021 đứng ở mức 66,72 USD/thùng, tăng 0,27 USD/thùng trong phiên và đã giảm 0,63 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 18/8.

Giá dầu ngày 20/8 có xu hướng tăng nhẹ sau khi thị trường dầu thô ghi nhận những đánh giá tích cực của FED về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Trong biên bản cuộc họp tháng 7/2021, FED đã đề cập đến khả năng thu hẹp chương tình thu mua trái phiếu, chứng khoán ngay trong năm nay nếu nền kinh tế tiếp tục được cải thiện như dự kiến.

Đặc biệt, tại biên bản trên, FED đã nhấn mạnh tác động của dịch Covid-19 không quá lớn và không làm trì hoãn sự phục hồi của nền kinh tế.

Giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi triển vọng cải thiện nhu cầu thô tích cực hơn, khi các nước châu Âu tiếp tục thực hiện nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch nhờ đẩy nhanh các chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19.

Ở chiều ngược lại, biên bản cuộc họp của FED cũng chỉ ra nhiều rủi ro đối với triển vọng giá dầu. Trong đó, biến động chính trị ở Afghanistan; diễn biến tiêu cực của dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu với sự lây lan nhanh chóng do biến thể Delta; dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Trung Quốc… sẽ là những yếu tố rủi đối với tăng trưởng kinh tế tế của Mỹ.

Giá dầu ngày 20/8 cũng bị hạn chế bởi các dự báo tiêu cực về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2021 và cả năm 2022.

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM