Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay (8/5): Dầu thô tiếp tục giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (8/5) đi ngang, giữ mức phục hồi sau khi chứng kiến cú trượt dài về giá vào đầu tuần trước. Bước sang tuần mới, giá dầu phụ thuộc nhiều vào những dữ liệu sắp được công bố và cách Mỹ giải quyết khủng hoảng xung quanh các Ngân hàng khu vực.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 8/5/2023, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2023 ở mức 71,05 USD/thùng, tăng 0,02 USD trong phiên và tăng 0,5 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 7/5.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 8/2023 đứng ở mức 75,06 USD/thùng, tăng 0,03 USD trong phiên.

Trong tuần này, dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ và Đức trong tháng 4 sẽ được công bố vào thứ Tư (10/5); quyết định về lãi suất của Ngân hàng Anh, chỉ số giá sản xuất của Hoa Kỳ cho tháng 4 và số liệu lạm phát tháng 4 của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Năm (11/5); GDP quý 1 của Vương quốc Anh và dữ liệu cho vay nhân dân tệ mới của Trung Quốc sẽ được công bố vào thứ Sáu (12/5).

Dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ làm sáng tỏ mức độ hạ nhiệt của áp lực giá. CPI cơ bản tháng 4 dự kiến sẽ giảm xuống mức 5,5% so với cùng kỳ, giảm từ mức 5,6% trong tháng 3. Báo cáo việc làm khả quan của Mỹ đã khiến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho tháng 7 giảm xuống 36% so với dự báo 60% trước khi có dữ liệu.

Ngân hàng Anh dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25 bps tại cuộc họp vào thứ Năm sau dữ liệu tiền lương và lạm phát gần đây nhất của nước này. Với lạm phát vẫn ở mức hai con số (10,1%), ngân hàng trung ương Vương quốc Anh có thể sẽ tiếp tục quan điểm "diều hâu". Với việc đối tác Mỹ cho biết tạm dừng tăng lãi suất, triển vọng tiền tệ tương đối có thể chỉ ra mức tăng hơn nữa của GBP.

Bước sang tuần mới, giá dầu phụ thuộc vào cách Mỹ giải quyết những lo ngại và khủng hoảng đang diễn ra xung quanh các ngân hàng khu vực.

Trong số những rủi ro khác cần xem xét trong tuần này là vấn đề Iraq hy vọng sẽ khôi phục xuất khẩu càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp tăng khoảng 450.000 thùng dầu/ngày xuất khẩu vào thị trường sau một tháng không có nguồn cung. Tác động này có thể đè nặng lên giá dầu và tạo điều kiện cho sự sụt giảm về giá hơn nữa.

Tâm lý chung của thị trường có thể sẽ là động lực lớn nhất đối với giá dầu trong tuần tới, nếu không có bất kỳ bất ngờ mới nào. Những lo ngại liên tục xung quanh lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và suy thoái kinh tế toàn cầu có thể khiến giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng gần đây, nhưng sau đó giá dầu có thể sẽ tiếp tục phục hồi vào cuối tuần.

Dữ liệu lạm phát của Trung Quốc cũng cần lưu ý trong tuần này sau đợt giảm trước đó. Lạm phát ở Trung Quốc tăng lên có thể được coi là một dấu hiệu tích cực đối với nhu cầu dầu mỏ trong khi nếu lạm phát giảm hơn nữa có thể thấy chi tiêu của người tiêu dùng giảm và thúc đẩy chính quyền Trung Quốc tiến hành nới lỏng tiền tệ hơn nữa nhằm kích thích tăng trưởng.

Một điều đáng quan tâm nữa chính là thông báo của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) xác nhận rằng họ sẽ tổ chức cuộc họp trực tiếp vào tháng 6 tại Vienna sau sự sụt giảm giá dầu gần đây.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.437 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 22.320 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.254 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 18.520 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.509 đồng/kg.

Nguồn tin: PetroTimes

ĐỌC THÊM