Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay 6/4: Đứt mạch tăng, mất mốc 85 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay (6/4) trên thị trường thế giới quay đầu giảm sau nhiều phiên tăng liên tiếp. Giá dầu Brent đã mất mốc 85 USD/thùng.

Tại thị trường trong nướcgiá bán các loại xăng dầu hôm nay được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành ngày 3/4 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Theo đó, giá xăng E5 RON 92 đang bán 22.080 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giá bán là 23.120 đồng/lít. Giá dầu diesel không cao hơn 19.430 đồng/lít. Còn giá dầu hỏa là 19.030 đồng/lít.

Giá bán lẻ xăng dầu hôm nay:

Mặt hàngGiá từ 3/4 (đơn vị: đồng/lít)So với kỳ trước
Xăng RON 95-III23.120+90
Xăng E5 RON 92-II22.080+60
Dầu diesel19.430+130
Dầu hỏa19.030-430

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay đã đứt mạch tăng từ mấy phiên trước.

Hôm qua (5/4), giá xăng dầu thế giới diễn biến khá giằng co, khi buổi sáng tăng, đến tối lại giảm.

Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 9h51' ngày 5/4 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 85,46 USD/thùng, tăng 0,52 USD, tương đương 0,61% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI được giao dịch ở mức 81,15 USD/thùng, tăng 0,44 USD, tương đương 0,55% so với phiên liền trước.

Đến tối 5/4, giá dầu thế giới đã đảo chiều đi xuống. Lúc 20h24' ngày 5/4 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 84,91 USD/thùng, giảm 0,03 USD, tương đương 0,04% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI được giao dịch ở mức 80,67 USD/thùng, giảm 0,04 USD, tương đương 0,05% so với phiên liền trước.

Giá xăng dầu quay đầu giảm (Ảnh: Reuters)

Giá dầu quay đầu giảm sau khi báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ cho hay, cơ hội việc làm trong tháng 2 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất trong tháng 3 của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 3 năm. Điều đó cho thấy sự suy yếu của nền kinh tế đầu tàu thế giới. Nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ bắt đầu suy thoái trong vài tháng nữa.

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Hoạt động sản xuất sụt giảm và thắt chặt nguồn lao động đã dẫn tới suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, kìm hãm đà tăng của giá dầu.

Các chuyên gia nhận định, sự suy yếu trong nền kinh tế có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sớm chuyển sang một lập trường chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhân tố hỗ trợ triển vọng tăng giá của dầu.

Báo cáo mới đây của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của nước này trong tuần kết thúc ngày 31/3 giảm 4,3 triệu thùng, trong khi tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng đồng loạt giảm mạnh.

Bên cạnh đó, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi kế hoạch cắt giảm sản lượng mới nhất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Kế hoạch này của OPEC+ sẽ nâng tổng lượng cắt giảm của nhóm này lên 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu.

Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ có khả năng sẽ gây áp lực lên phía Chính phủ Mỹ trong việc tìm cách hạ nhiệt lạm phát, trong đó có giá dầu.

Song Mỹ khó có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung. Hiện sản lượng dầu của Mỹ đạt 12,2 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 500.000 thùng/ngày so với mức trước đại dịch Covid-19.

Nguồn tin: Vietnamnet

ĐỌC THÊM