Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay 5/4: Dịch chuyển nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 5/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 4/4, giá dầu dịch chuyển nhẹ theo hướng tăng trong phiên giao dịch khá bấp bênh.

Giá xăng dầu hôm nay 5/4

Các nhà đầu tư đang cân nhắc kế hoạch cắt giảm sản lượng gây sốc của OPEC+ trước dữ liệu kinh tế yếu của Mỹ và Trung Quốc cho thấy nhu cầu dầu hạ nhiệt.

Giá dầu Brent giao tháng 6 gần như đi ngang, tăng 1 cent, lên mức 84,94 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI của Mỹ đóng cửa với mức tăng 29 cent, tương đương 0,4%, lên mức 80,71 USD/thùng.

Ở phiên giao dịch trước đó, cả dầu Brent và WTI đều đã tăng phi mã hơn 6% sau khi OPEC+ làm rung chuyển thị trường với thông báo có thể duy trì việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1,66 triệu thùng/ngày từ tháng 5 cho đến hết năm 2023. Cam kết này đã nâng tổng khối lượng cắt giảm của OPEC+ lên 3,66 triệu thùng/ngày bao gồm cả việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày vào tháng 10 năm ngoái, tương đương khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu.

Trong khi đó, cơ hội việc làm của Mỹ trong tháng 2 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm và sự sụt giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm trong hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng Ba đã làm dấy lên lo ngại về nhu cầu dầu mỏ.

Theo Reuters, chỉ số PMI sản xuất của Mỹ đã giảm xuống 46,3 vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 5-2020, thấp hơn so với mức 47,7 trong tháng 2.

Chris Low, nhà kinh tế trưởng tại FHN Financial ở New York, cho biết: “Hoạt động sản xuất đang chững lại, nhưng lĩnh vực dịch vụ vẫn hoạt động tốt trong tháng 2". Theo Low, chỉ số PMI nếu được duy trì ở mức trên 50 vào tháng 4 thì nền kinh tế nói chung sẽ ổn. Tuy nhiên, sức khỏe của ngành sản xuất có liên quan đến sức khỏe của toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, một số nhà kinh tế bày tỏ quan ngại suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Hoạt động sản xuất yếu kém ở Trung Quốc vào tháng trước cũng làm trầm trọng thêm tình hình. Reuters cho biết, sản xuất ở Trung Quốc đã mất đà vào tháng 3 trong bối cảnh các đơn hàng xuất khẩu vẫn còn yếu, cản trở đà phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Á này. Ngày 3-4, Tập đoàn ING đã cắt giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý đầu tiên xuống còn 3,8% từ mức 4,5%, với lý do nhu cầu bên ngoài thấp. Bắc Kinh đã đặt mục tiêu khiêm tốn cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay là khoảng 5% sau khi chỉ tăng 3% vào năm ngoái, một trong những mức tăng yếu nhất trong gần nửa thế kỷ.

Dữ liệu kinh tế yếu hơn đã khiến thị trường chứng khoán sụt giảm. Thêm vào đó, giá vàng vượt qua mức quan trọng 2.000 USD khi các nhà đầu tư đổ xô mua tài sản trú ẩn an toàn.

Các tín hiệu kinh tế đi cùng với những lo ngại về lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, khi giá dầu tăng dẫn đến lãi suất cao hơn.

Việc hạn chế sản xuất khiến nhiều nhà phân tích nâng dự báo giá dầu Brent lên mức 100 USD/thùng vào cuối năm nay. Goldman Sachs đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 95 USD/thùng vào cuối năm nay và 100 USD/thùng vào năm 2024.

Trong khi đó, số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm hơn 4 triệu thùng vào tuần trước,

Những người theo dõi thị trường đang cố gắng đánh giá xem Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể cần tiếp tục tăng lãi suất trong bao lâu để hạ nhiệt lạm phát và liệu nền kinh tế Mỹ có thể sắp suy thoái hay không.

Các nhà đầu tư hiện thấy khoảng 40% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 1/4 điểm cơ bản vào tháng 5 và khả năng tạm dừng tăng lãi suất là khoảng 60%.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 5/4 được điều chỉnh theo kỳ điều hành ngày 3/4, cụ thể như sau: xăng E5 RON92 tăng 60 đồng/lít, giá bán là 22.080 đồng/lít; xăng RON95 tăng 87 đồng/lít, giá bán ra là 23.125 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng 128 đồng/lít, lên mức 19.430 đồng/lít.

Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 425 đồng/lít, xuống mức 19.037 đồng/lít. Giá dầu mazut cũng giảm 50 đồng/kg, xuống mức 14.429 đồng/kg.

Nguồn tin: Thế giới & Việt nam

ĐỌC THÊM