Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay 4/7: Chịu áp lực giảm khi hoạt động sản xuất toàn cầu suy yếu đáng kể

Trong phiên giao dịch sáng nay, giá xăng dầu thế giới chịu áp lực giảm khi hoạt động sản xuất chế tạo trên toàn cầu trong tháng 6/2023 tiếp tục suy giảm và thị trường lo ngại FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay chịu áp lực giảm khi giới đầu tư lo ngại triển vọng nhu cầu sử dụng nhiên liệu trên toàn cầu sẽ suy yếu khi các hoạt động kinh tế giảm tốc và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có thể tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.

Cụ thể, vào lúc 8h00 sáng nay, giá dầu thô Brent đạt 74,87 USD/thùng; và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) đạt 70,06 USD/thùng. Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thô Brent đã giảm 1% và giá dầu thô WTI giảm 1,2%.

Xu hướng giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI trong vòng 30 ngày gần đây; giá xăng dầu thế giới hiện đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi triển vọng nhu cầu sử dụng suy yếu. (Nguồn: Oil Price)

Xu hướng giá dầu thô Brent và giá dầu thô WTI trong vòng 30 ngày gần đây; giá xăng dầu thế giới hiện đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi triển vọng nhu cầu sử dụng suy yếu. (Nguồn: Oil Price)

Các dữ liệu khảo sát mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất chế tạo trên toàn cầu trong tháng 6 vừa qua đã suy giảm đáng kể khi nhu cầu yếu. Trong đó, hoạt động sản xuất công nghiệp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 6/2023 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu và đang tiếp tục bị thu hẹp.

Tương tự, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc trong tháng 6 vừa qua cũng tiếp tục suy giảm. Đáng chú ý, hoạt động sản xuất tại Hàn Quốc đã giảm tháng thứ 12 liên tiếp khi nhu cầu của châu Á và châu Âu đều ở mức yếu, tác động nghiêm trọng đến hoạt động xuất khẩu của nước này. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tại Trung Quốc cũng đã giảm xuống với tốc độ cao nhất trong vòng 4 tháng qua.

Ngoài ra, thị trường còn lo ngại lạm phát tại Hoa Kỳ đang có dấu hiệu kéo dài dai dẳng tại nhiều bộ phận của nền kinh tế cũng như đang ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của FED sẽ khiến cơ quan này “cứng rắn” hơn trong cuộc chiến lạm phát. FED đã phát tín hiệu có thể nâng lãi suất cơ bản thêm 2 lần nữa trong nửa cuối năm nay với mức tăng thêm 0,25 điểm phần trăm/lần.

Lãi suất cao và đồng USD mạnh lên sẽ tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế tại Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn cầu nói chung, kéo theo đó là sự suy giảm triển vọng nhu cầu sử dụng và giá xăng dầu các loại.

Theo dõi thị trường xăng dầu thế giới trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Tuy nhiên, đà giảm của giá xăng dầu thế giới phần nào được kìm hãm khi Saudi Arabia cho biết có thể kéo dài việc cắt giảm sản lượng khai thác hiện nay đến hết tháng 8, thay vì chỉ trong tháng 7 này như dự kiến trước đây. Bắt đầu từ tháng 7, Saudi Arabia tự nguyện giảm sản lượng khai thác 1 triệu thùng/ngày, tương đương 10% tổng sản lượng khai thác của nước này, nhằm cân bằng tình hình cung - cầu dầu trên toàn cầu.

Đồng thời, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng cho biết Nga đang cân nhắc việc giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày nhằm hỗ trợ cân bằng thị trường toàn cầu.

Như vậy, tổng mức cắt giảm thêm sản lượng khai thác của Nga và Saudi Arabia sẽ tương đương 1,5% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu. Qua đó, nâng tổng mức cắt giảm sản lượng của các quốc gia thành viên liên minh OPEC+ lên 5,16 triệu thùng/ngày, tương đương hơn 5% tổng nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Một số nhà phân tích hiện cho rằng các động thái điều tiết nguồn cung của liên minh OPEC+ sẽ giúp giá xăng dầu thế giới khó có thể giảm sâu hơn nữa. Hiện giá dầu thô Brent đã giảm gần 34% so với mức giá 113 USD/thùng của cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu vừa được liên Bộ Công Thương – Tài chính điều chỉnh giảm 400 – 500 đồng/lít trong kỳ điều hành hôm qua. Theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 408 đồng/lít, ở mức không cao hơn 20.470 đồng/lít; giá xăng RON95-III giảm 587 đồng/lít, ở mức không cao hơn 21.428 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S giảm 5 đồng/lít, ở mức không cao hơn 18.169 đồng/lít; giá dầu hỏa giảm 30 đồng/lít, ở mức không cao hơn 17.926 đồng/lít.

Nguồn tin: Công thương

ĐỌC THÊM