Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm nay 31/7: Hạ nhiệt

Bất ngờ 'hạ nhiệt' vào phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới, kịch bản giống tuần trước, giá xăng dầu ngập trong sắc đỏ với cả hai mặt hàng chuẩn.

Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 31/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2023 giảm 6 cent, tương đương 0,07%, xuống mức 80,52 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 10/2023 giảm 9 cent, tương đương 0,11 %, xuống mức 84,9 USD/thùng.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho biết, tuần trước, cả 2 mặt hàng dầu tiêu chuẩn đã tăng 4 phiên, giảm 1 phiên, tính cả tuần đều tăng gần 5%, ghi nhận tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.

Các yếu tố hỗ trợ giá dầu leo dốc bao gồm nguồn cung thắt chặt với việc các thành viên của OPEC+ liên tục cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện, nhu cầu xăng của Mỹ tăng, dự trữ xăng dầu của Mỹ giảm và kỳ vọng của thị trường vào các biện pháp kích cầu mới của Trung Quốc.

Theo CNN, tính từ cuối tháng 6 đến nay, giá dầu đã tăng hơn 16%, ghi nhận đợt tăng dài nhất kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Kiev làm đảo lộn thị trường năng lượng. Tuần trước, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Ngân hàng Trung ương Mỹ đã quyết định tăng lãi suất quỹ liên bang thêm 0,25 điểm phần trăm, đạt phạm vi mục tiêu là 5,25 - 5,5%. Quyết định tăng lãi suất này của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa lãi suất quỹ đạt mức cao nhất trong hơn 22 năm.

Tại họp báo, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, lạm phát đã hạ nhiệt kể từ giữa năm ngoái, nhưng “vẫn còn một chặng đường dài” mới có thể đạt được mục tiêu 2% của Fed, đồng thời để ngỏ khả năng tăng lãi suất sắp tới. Một ngày sau đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên mức 3,75% - mức cao nhất trong vòng 23 năm.

Cũng trong tuần trước, dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 600.000 thùng trong tuần tính đến ngày 21/7; dự trữ xăng giảm 800.000 thùng; và dự trữ các sản phẩm chưng cất giảm 200.000 thùng.

Việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của các thành viên của OPEC+ đã hỗ trợ giá dầu leo dốc trong thời gian qua. Đáng chú ý là Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - tiếp tục keo dài cam kết cắt giảm tự nguyện sang tháng 9 sẽ thắt chặt hơn nữa thị trường dầu mỏ.

Rất có thể thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chuyển từ mức dư cung 800.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm sang mức thâm hụt 1,2 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm.

Trong một báo cáo trước đó của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày lên mức kỷ lục 102 triệu thùng trong năm nay. Tuy nhiên, sản lượng dầu toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1,5 triệu thùng/ngày lên 101,5 triệu thùng.

Tuần trước, dữ liệu công bố ngày 28/7 cho thấy một số nền kinh tế hàng đầu của khu vực đồng euro đã thể hiện khả năng phục hồi ngoài mong đợi trong quý II. GDP của Pháp tăng nhanh hơn dự kiến 0,5%, trong khi GDP của Tây Ban Nha tăng 0,4%... Số liệu GDP toàn khối sẽ đươc công bố vào hôm nay. Trong khi đó, GDP quý II của Mỹ dự báo tăng 2,4%. Điều này ủng hộ quan điểm của Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng nền kinh tế có thể đạt được cú “hạ cánh mềm”.

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM