Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần vì dự đoán các nhà sản xuất của nhóm OPEC+ sẽ nới lỏng thoả thuận hạn chế nguồn cung.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,57% xuống 59,41 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam) ngày 3/3. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,27% lên 62,59 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 2/3/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 7/2021 | Tokyo | 39.450 | (0,43) | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 5/2021 | ICE | 62,59 | 0,27 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 4/2021 | Nymex | 59,41 | (0,57) | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất hai tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (2/3) vì dự báo các nhà sản xuất trong nhóm OPEC+ sẽ nới lỏng thoả thuận hạn chế nguồn cung trong buổi gặp mặt vào cuối tuần này khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ khủng hoảng COVID-19.
Tổng thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo cho biết triển vọng nhu cầu dầu đang có vẻ khả quan hơn, đặc biệt là ở châu Á.
Chốt phiên giao dịch ngày2/2, giá dầu Brent giao sau giảm 1,6% xuống 62,7 USD/thùng, mức chốt phiên thấp nhất kể từ ngày 12/2. Giá dầu Brent đã giảm khoảng 7% từ đỉnh 13 tháng đạt được vào tuần trước.
Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,5% xuống 59,75 USD, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 19/2. Dầu WTI đã giảm khoảng 6% kể từ ngày 25/2 khi chốt phiên ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.
Giá tiếp tục giảm trong một thời gian ngắn sau khi dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy lượng dầu thô dự trữ tăng mạnh vào tuần trước, nhưng sự sụt giảm lớn hơn nhiều so với dự kiến của tồn kho các sản phẩm tinh chế đã giúp kìm hãm đà giảm.
Đà tăng giá dầu đã kết thúc vì dự báo OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC+, sẽ sản xuất nhiều dầu hơn từ tháng 4, nới lỏng thoả thuận giảm sâu nguồn cung của năm ngoái.
OPEC+, dự kiến nhóm họp vào thứ Năm (4/3), có thể thảo luận về việc cho phép đưa 1,5 triệu thùng mỗi ngày quay trở lại thị trường.
Công ty Dầu Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) nói với những người mua dầu châu Á rằng họ có kế hoạch tăng lượng dầu phân bổ trong tháng 4, theo các nguồn thạo tin.
Một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC đã giảm trong tháng 2 nhờ Arab Saudi tự nguyện giảm thêm sản lượng theo thoả thuận trước đó của OPEC+, dứt chuỗi tăng liên tiếp trong 7 tháng.
Nga, một trong những thành viên của OPEC+, đã không tăng sản lượng dầu trong tháng 2 mặc dù đã được khối này cho phép. Theo các nguồn thạo tin, thời tiết mùa đông khắc nghiệt đã cản trở công việc là nguyên nhân chính.
Ngoài ra, các nhà giao dịch nhận thấy chênh lệch giá giá dầu thô và sản phẩm hoá dầu (crack spead) - một thước đo tỷ suất lợi nhuận lọc dầu - đang tăng lên sau khi giá xăng và dầu sưởi của Mỹ giảm ít hơn nhiều so với dầu thô.
Giá xăng E5RON92 và RON95-III đồng loạt tăng hơn 800 đồng/lít từ chiều ngày 25/2. Nếu kỳ điều hành này không chi quỹ 2.000 đồng thì xăng E5 RON92 sẽ tăng 2.722 đồng/lít và xăng RON95 sẽ tăng 1.964 đồng/lít.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Mức tăng | Mức giá trần |
---|---|---|
Xăng E5RON92 | 722 đồng/lít | 17.031 đồng/lít |
RON95-III | 814 đồng/lít | 18.084 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | 801 đồng/lít | 13.843 đồng/lít |
Dầu hỏa | 702 đồng/lít | 12.610 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | 505 đồng/kg | 13.127 đồng/kg |
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 25/2. Đây cũng là mức đỉnh 1 năm của giá xăng.
Nguồn tin: Vietnambiz