Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm mạnh 4% vào phiên trước vì các biện pháp phong toả mới tại châu Âu và châu Á để ngăn chặn sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,44% lên 58,83 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam) ngày 26/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng tăng 0,71% lên 62,11 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 26/3/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 7/2021 | Tokyo | 40.490 | (1,05) | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 5/2021 | ICE | 62,11 | 0,71 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 4/2021 | Nymex | 58,83 | 0,44 | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô giảm 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (25/3), kéo dài chuỗi giảm của thị trường vì các biện pháp phong toả mới tại châu Âu và châu Á để ngăn chặn sự gia tăng của các ca nhiễm COVID-19.
Đà tăng mạnh của phiên trước đó nhờ tin tức về một tàu container lớn mắc cạn ở kênh đào Suez đã không thể duy trì. Con tàu vẫn chưa được giải phóng, nhưng hiện tại thị trường đã không còn bị tắc nghẽn, vì chỉ một tỷ lệ nhỏ dầu thô trên thế giới được vận chuyển qua kênh đào.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 3,8% xuống 61,95 USD/thùng, còn giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 4,3% xuống 58,56 USD/thùng.
Các quốc gia ở châu Âu đang áp dụng lại các biện pháp hạn chế để ngăn chặn các trường hợp nhiễm COVID-19, nguyên nhân làm giảm nhu cầu từ khu vực. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh nhất kể từ tháng 1, theo Reuters.
Ở các vùng phía tây Ấn Độ, chính quyền địa phương cũng đã ra lệnh cho người dân ở trong nhà vì tình trạng lây nhiễm COVID-19 mới đạt mức cao nhất trong 5 tháng.
Việc phân phối vắc xin ở Mỹ nhanh hơn tất cả ngoại trừ một số quốc gia, nhưng các chuyên gia y tế lo ngại du lịch trong kỳ nghỉ mùa xuân sẽ thúc đẩy sự gia tăng các trường hợp COVID-19 tại nước này.
Đồng đô la mạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu. Đồng bạc xanh lên cao nhất trong 4 tháng so với đồng euro khi việc phản ứng với đại dịch của Mỹ tiếp tục vượt qua châu Âu. Đồng USD tăng giá khiến dầu, được giao dịch chủ yếu bằng đồng bạc xanh, trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Ở một diễn biến khác, OPEC và các đồng minh, được gọi là OPEC+, dự kiến sẽ giảm nguồn cung vào tháng 5 tại cuộc họp dự kiến vào ngày 1/4, theo các nguồn thạo tin. Nhóm liên minh gần đây đã không tăng nguồn cung do lo ngại số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng trở lại.
Dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12 trong ngày 24/3, theo đó làm tăng nguồn cung toàn cầu.
Thị trường cũng chịu nhiều áp lực do các nhà sản xuất gặp khó khăn khi bán hàng sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Các nguồn tin trong ngành cho biết người mua châu Á lấy dầu rẻ hơn từ kho dự trữ, trong khi việc bảo trì nhà máy lọc dầu đã làm giảm nhu cầu dầu.
Chiều ngày 12/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng dầu | Thay đổi | Không cao hơn |
---|---|---|
Xăng E5RON92 | tăng 691 đồng/lít | 17.722 đồng/lít |
Xăng RON95-III | tăng 797 đồng/lít | 18.881 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | tăng 558 đồng/lít | 14.401 đồng/lít |
Dầu hỏa | tăng 563 đồng/lít | 13.173 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | tăng 642 đồng/kg | 13.769 đồng/kg |
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 12/3.
Nguồn tin: Vietnambiz