Giá dầu ngày 25/1 có xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu bị thắt chặt do sự gia tăng căng thẳng tại Đông Âu và Trung Đông, trong khi năng lực cung ứng của OPEC+ lại khá hạn chế.
Ghi nhận đầu giờ sáng nay 25/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 83,64 USD/thùng, tăng 0,33 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 24/1, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã giảm tới 2,18 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2022 đứng ở mức 86,57 USD/thùng, tăng 0,30 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 2,03 USD/thùng.
Giá dầu ngày 25/1 có xu hướng tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu bị thắt chặt do sự gia tăng căng thẳng tại Đông Âu và Trung Đông, trong khi năng lực cung ứng của OPEC+ lại khá hạn chế.
Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết, căng thẳng leo thang ở cả Ukraine và Trung Đông “biện minh” cho khoản phí rủi ro đối với giá dầu vì các nước liên quan - Nga và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) - là những thành viên quan trọng của OPEC +. Những căng thẳng này làm dấy lên lo ngại về “gián đoạn” nguồn cung ở Đông Âu và Trung Đông.
Các cuộc xung đột ở Ukraine đã gia tăng trong nhiều tháng sau khi Nga tăng cường quân đội gần biên giới của mình. Còn tại Trung Đông, ngày 24-1, UAE đã đánh chặn và phá hủy hai tên lửa đạn đạo của nhóm Houthi nhắm vào quốc gia vùng Vịnh sau một cuộc tấn công chết người một tuần trước đó.
Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị này đã bị đẩy lùi bởi lo ngại của nhà đầu tư về khả năng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và sự “trỗi dậy” của đồng bạc xanh. Giá dầu đã lại “bất ngờ” “lao dốc”, tiếp đà “giảm” của những phiên giao dịch cuối tuần trước.
Mặc dù giá dầu thô giảm nhưng các ngân hàng vẫn dự báo giá sẽ “nhích” lên trong năm. Barclays đã nâng dự báo giá dầu trung bình thêm 5 USD/thùng cho năm nay, với lý do công suất dự phòng bị thu hẹp và rủi ro địa chính trị gia tăng. Ngân hàng này nâng dự báo giá trung bình năm 2022 lên 85 USD và 82 USD/thùng đối với dầu Brent và WTI. Tuần trước Morgan Stanley đã dự kiến giá dầu sẽ tăng lên 100 USD/thùng vào quý thứ ba năm nay.
Ở chiều ngược lại, giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy mạnh bởi khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày trong tháng 3/2022 bất chấp các dự báo cho thấy nguồn cung đang thiếu hụt so với nhu cầu của thị trường.
Giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ Emori Fund Management Inc (Nhật Bản), ông Tetsu Emori, trong một phát biểu mới đây đã đề cập đến những đồn đoán xung quanh việc các nước thành viên OPEC+ như Saudi Arabia và Nga có thể tiếp tục duy trì chính sách sản lượng hiện tại để giữ giá dầu Brent ở mức 85-90 USD/thùng.
Bên cạnh đó, giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do thông tin dữ trữ xăng của Mỹ giảm mạnh trong tháng trước và số lượng giàn khoan dầu khí đang hoạt động của nước này giảm lần đầu tiên trogn 13 tuần.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 25/1 cụ thể như sau: xăng E5 RON 92 không quá 23.595 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 24.360 đồng/lít; dầu diesel không quá 18.903 đồng/lít; dầu hỏa không quá 17.793 đồng/lít và dầu mazut không quá 16.993 đồng/kg.
Ở kỳ điều chỉnh lần này, Liên Bộ Tài chính - Công Thương trích quỹ bình ổn với xăng RON 95 ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut 300 đồng/kg. Trong khi đó, liên Bộ chi sử dụng quỹ bình ổn đối với xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít, dầu hỏa 300 đồng/lít và dầu diesel là 400 đồng/lít.
Bảng giá xăng dầu ngày 25/1.
Nguồn tin: Kinh tế môi trường