Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tăng nhẹ vào phiên trước vì lo ngại sản lượng dầu thô thấp hơn tại Libya phần nào bù đắp dự báo nhu cầu năng lượng giảm khi số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ và Nhật Bản tăng vọt.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,52% lên 61,75 USD/thùng vào lúc 7h40 (giờ Việt Nam) ngày 23/4. Giá dầu thô Brent giao tháng 6 cũng tăng 0,06% lên 65,65 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h40 ngày 23/4/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 7/2021 | Tokyo | 41.340 | - | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 6/2021 | ICE | 65,65 | 0,06 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 5/2021 | Nymex | 61,75 | 0,52 | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô không có nhiều biến động trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (22/4) vì lo ngại sản lượng dầu thô thấp hơn tại Libya phần nào bù đắp dự báo nhu cầu năng lượng giảm khi số ca nhiễm COVID-19 tại Ấn Độ và Nhật Bản tăng vọt.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 0,1%, lên 65,40 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,1% lên 61,43 USD.
Libya cho biết sản lượng dầu của quốc gia này đã giảm xuống khoảng 1 triệu thùng/ngày trong những ngày gần đây và có thể giảm thêm do các vấn đề ngân sách.
Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu bộ phận thị trường dầu tại Rystad Energy, nhận định thị trường nhận ra nhu cầu dầu mỏ toàn cầu không phục hồi nếu không có sự trở lại về nhu cầu của các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
"Ấn Độ đang chìm sâu trong khủng hoảng với số ca nhiễm COVID-19 lập kỷ lục mới mỗi ngày", ông nói thêm.
Hôm 23/4, Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba trên thế giới, đã báo cáo mức tăng hàng ngày cao nhất thế giới cho đến nay với 314.835 trường hợp nhiễm COVID-19 mới.
Các nhà máy lọc dầu của công ty Indian Oil (IOC) đang hoạt động với khoảng 95% công suất, giảm so với mức 100% vào cùng thời điểm tháng trước, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Nhật Bản, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 4 thế giới, dự kiến sẽ thông báo đợt phong toả lần thứ ba, theo đó sẽ ảnh hưởng đến Tokyo và ba tỉnh phía tây, phương tiện truyền thông đưa tin.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM cho biết tâm lý giá xuống cơ bản cũng được thúc đẩy bởi tiến độ đàm phán giữa Iran và các cường quốc thế giới nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Các nhà phân tích cho biết Iran có thể cung cấp thêm khoảng 1 - 2 triệu thùng dầu/ngày nếu một thỏa thuận được ký kết.
Mặc dù vậy, bất kỳ sự gia tăng nguồn cung nào từ Iran cũng đã nằm trong lượng dầu bổ sung đã được tổ chức OPEC+ dự đoán. OPEC và nhóm liên minh dự kiến đưa khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày trở lại thị trường trong 3 tháng tới.
Các thành viên OPEC+ sẽ nhóm họp vào tuần tới nhưng những thay đổi lớn đối với chính sách sản xuất khó có thể xảy ra, phó thủ tướng Nga và các nguồn tin của OPEC+ cho biết.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Thay đổi | Không cao hơn | Cột |
---|---|---|---|
Xăng E5RON92 | - 45 đồng/lít | 17.806 đồng/lít | |
Xăng RON95-III | - 76 đồng/lít | 18.970 đồng/lít | |
Dầu diesel 0.05S | - 102 đồng/lít | 14.141 đồng/lít | |
Dầu hỏa | - 177 đồng/lít | 12.827 đồng/lít | |
Dầu mazut 180CST 3.5S | - 70 đồng/kg | 13.687 đồng/kg |
Mức giá này có hiệu 16h30 ngày 12/4.
Trong kỳ điều hành lần này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không trích lập quỹ bình ổn đối với tất cả các loại xăng dầu.
Nguồn tin: Vietnambiz