Trên thị trường thế giới, giá dầu thô phục hồi trong phiên giao dịch sáng nay sau khi ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp vào hôm trước vì triển vọng nhu cầu và tồn kho tăng tại Mỹ.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,08% lên 64,65 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 18/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,24% lên 68 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 18/3/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 7/2021 | Tokyo | 43.800 | (1,08) | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 5/2021 | ICE | 68 | 0,24 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 4/2021 | Nymex | 64,65 | 0,0 | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào thứ Tư (17/3), vì triển vọng nhu cầu suy yếu tại châu Âu và tồn kho dầu thô tăng tại Mỹ.
Một số quốc gia châu Âu đã tạm dừng sử dụng vắc xin COVID-19 AstraZeneca do lo ngại về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Đức đang ghi nhận các trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng, trong khi Italy đang áp lệnh đóng cửa lễ Phục sinh trên toàn quốc và Pháp có kế hoạch thực thi các biện pháp hạn chế cứng rắn hơn.
Stephen Brennock của nhà môi giới dầu PVM cho biết việc tạm dừng tiêm vắc xin sẽ không mang lại lợi ích cho việc phục hồi kinh tế và nhu cầu nhiên liệu của khối liên minh. Hy vọng bây giờ là châu Âu có thể đưa việc triển khai vắc xin chậm chạp của mình trở lại đúng hướng.
Chốt phiên giao dịch hôm qua, giá dầu thô Brent giảm 0,6% xuống 68 USD/thùng trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,3% xuống 63,68 USD. Cả hai loại dầu thô đều giảm hơn 1 USD trong phiên giao dịch.
Giá giảm xuống mức thấp nhất trong phiên sau khi dữ liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô tại quốc gia này đã tăng 2,4 triệu thùng trong tuần trước, sau báo cáo ngành ước tính giảm 1 triệu thùng hôm 16/3. Trước đó, các nhà phân tích đã dự báo mức tăng 3 triệu thùng, theo Reuters.
Tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng trong 4 tuần liên tiếp sau khi hoạt động lọc dầu ở miền Nam bị cản trở bởi thời tiết lạnh giá khắc nghiệt vào tháng trước. Giới phân tích cho biết các công ty đang dần khởi động lại những cơ sở và các bể chứa sẽ được tiếp nhiên liệu trong vài tuần tới.
Trong báo cáo hàng tháng của mình, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết giá dầu khó có thể tăng mạnh và bền vững, và nhu cầu dự kiến sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2023.
"Báo cáo của IEA đã dấy lên một số hành động giữa các nhà giao dịch dầu. Chúng tôi đã thấy một số bán bán ra hợp đồng", ông Naeem Aslam của Avatrade cho hay.
Giá dầu đã phục hồi từ mức thấp lịch sử, xác lập vào năm ngoái khi nhu cầu giảm, thúc nhờ các đợt giảm sản lượng kỷ lục của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh. Giá dầu Brent đạt 71,38 USD vào ngày 8/3, mức cao nhất kể từ ngày 8/1/2020.
Chiều ngày 12/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng dầu | Thay đổi | Không cao hơn |
---|---|---|
Xăng E5RON92 | tăng 691 đồng/lít | 17.722 đồng/lít |
Xăng RON95-III | tăng 797 đồng/lít | 18.881 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | tăng 558 đồng/lít | 14.401 đồng/lít |
Dầu hỏa | tăng 563 đồng/lít | 13.173 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | tăng 642 đồng/kg | 13.769 đồng/kg |
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 12/3.
Nguồn tin: Vietnambiz