Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp xu hướng biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay khi giới đầu tư mắc kẹt trong lo ngại rằng nguồn cung sẽ tăng hay nhu cầu giảm.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,19% xuống 79,6 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 16/11. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 1 tăng 0,07% len 82,15 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h20 ngày 16/11/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 1/2022 | Tokyo | 54.680 | - | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 1/2022 | ICE | 82,15 | 0,07 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 12/2021 | Nymex | 79,60 | (0,19) | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (16/11) vì triển vọng nguồn cung tăng, trong khi chi phí năng lượng tăng vọt thời gian gần đây và số ca COVID-19 gia tăng dự kiến sẽ gây áp lực lên nhu cầu.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao sau giảm 0,2%, xuống 82,05 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,1% lên 80,88 USD/thùng.
Thị trường dầu giảm liên tiếp trong ba tuần qua. Tuy nhiên, giá Brent chỉ giảm tổng cộng 4%, khi thị trường thay đổi liên tục giữa lo ngại về việc cung không đủ cầu và lo ngại giá cao sẽ hạ nhiệt nhu cầu trong khi các công ty năng lượng gia tăng khai thác.
Đồng USD mạnh cũng đã gây áp lực lên giá dầu, cùng với suy đoán rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden có thể giải phóng dầu từ kho Dự trữ Dầu chiến lược của Mỹ.
Theo Rystad Energy, sản lượng dầu đá phiến tháng 12 của Mỹ dự kiến sẽ đạt mức trước đại dịch là 8,68 triệu thùng/ngày sau khi các công ty liên tục tăng số giàn khoan khai thác dầu và khí đốt.
Đồng thời, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu có thể đang chậm lại do số ca mắc COVID-19 và lạm phát.
Tuần trước, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo nhu cầu dầu thế giới trong quý IV/2021, giảm 330.000 thùng/ngày (bpd) so với dự báo của tháng trước, do giá năng lượng cao cản trở sự phục hồi kinh tế từ đại dịch COVID-19.
Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Louise Dickson của Rystad cho biết thị trường dường như ít lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cung hiện tại, cho rằng nó chỉ vấn đề trong ngắn hạn.
"Các nhà giao dịch thay vào đó đang tập trung vào sự trở lại của hai yếu tố gây giảm giá là khả năng có thêm nguồn cung dầu tăng và số trường hợp COVID-19 gia tăng.
Bộ trưởng Năng lượng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), ông Suhail al-Mazrouei cho biết tất cả dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu thặng dư trong quý đầu tiên của năm 2022.
Châu Âu một lần nữa trở thành tâm chấn của đại dịch COVID-19, khiến một số chính phủ xem xét áp dụng lại các biện pháp phong toả, trong khi Trung Quốc đang chống chọi với sự lây lan của đợt bùng phát lớn nhất do biến thể Delta gây ra.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay
Chiều ngày 10/11, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày/lần. Cụ thể, giá xăng RON 95 tăng 658 đồng/lít và xăng E5 RON 92 tăng 559 đồng/lít.
Theo đó, mức giá bán lẻ tối đa đối với xăng RON 95 là 24.996 đồng/lít và xăng E5 RON 92 là 23.669 đồng/lít. Đây là lần thứ 5 liên tiếp giá bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng. Hiện tại, giá xăng trong nước đang ở mức cao nhất trong 7 năm.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Thay đổi | Giá không cao hơn |
---|---|---|
Xăng E5 RON 92 | +559 đồng/lít | 23.669 đồng/lít |
Xăng RON95-III | +658 đồng/lít | 24.996 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | - | 18.716 đồng/lít |
Dầu hỏa | - | 17.637 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | -389 đồng/kg | 16.821 đồng/kg |
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 10/11.
Nguồn tin: Vietnambiz