Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi biến động nhẹ vào phiên trước vì sản lượng dầu thô Mỹ tăng và việc Anh trì hoãn mở cửa trở lại đã ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng nhu cầu và nguồn cung thắt chặt.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,3% lên 71,09 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 15/6. Giá dầu thô Brent giao tháng 8 cũng tăng 0,19% lên 73,23 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 15/6/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 10/2021 | Tokyo | 47.380 | 0,59 | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 8/2021 | ICE | 73,23 | 0,19 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 7/2021 | Nymex | 71,09 | 0,3 | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô biến động nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (14/6), sau khi lên cao nhất trong hơn hai năm vì sản lượng dầu thô Mỹ tăng và việc Anh trì hoãn mở cửa trở lại đã ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng nhu cầu và nguồn cung thắt chặt.
Thị trường phản ứng tiêu cực với dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) rằng sản lượng dầu đá phiến, chiếm hơn 2/3 sản lượng của Mỹ, dự kiến sẽ tăng khoảng 38.000 thùng/ngày trong tháng 7 lên khoảng 7,8 triệu thùng/ngày.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group ở Chicago (Mỹ), cho biết thị trường bắt đầu mạnh mẽ với kỳ vọng tình hình nhu cầu đang gia tăng động lực khi tiêm chủng COVID ở mức cao. Nhưng sau đó, báo cáo của EIA đã lấy đi sự hỗ trợ đó.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu Brent tăng 17 US cent lên 72,86 USD/thùng. Đầu phiên, giá dầu Brent còn lên tới 73,64 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 4/2019.
Trong khi giá dầu WTI của Mỹ giảm 3 US cent xuống 70,88 USD/thùng, sau khi chạm mức 71,78 USD/thùng vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Cùng ngày, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết họ dự kiến nhu cầu toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022, nhanh hơn so với dự đoán trước đây.
IEA kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh, được gọi là OPEC+, tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
OPEC+ đã hạn chế sản xuất để hỗ trợ giá sau khi đại dịch khiến nhu cầu giảm mạnh vào năm 2020. Tổ chức đang duy trì tuân thủ chặt chẽ các mục tiêu đã thống nhất vào tháng 5.
Lưu lượng phương tiện cơ giới đang trở lại mức trước đại dịch ở Bắc Mỹ và phần lớn châu Âu, và nhiều hãng bay hơn đang hoạt động nhờ lệnh phong toả chống COVID-19 được nới lỏng.
Tuy nhiên, vào cuối ngày 14/6, Anh đã trì hoãn kế hoạch dỡ bỏ hầu hết hạn chế COVID-19 còn lại thêm một tháng, vì sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn, theo Reuters.
Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết các mùa bảo dưỡng dày đặc ở Canada và Biển Bắc cũng đã giúp giá tăng.
Rystad Energy ước tính nguồn cung dầu trên thị trường sẽ tạm thời mất khoảng 330.000 thùng dầu và khí ngưng tụ một ngày tại các dự án dầu cát của Canada, cùng với 370.000 thùng/ngày khác ở Biển Bắc.
Chiều ngày 11/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Điều chỉnh | Không cao hơn |
---|---|---|
Xăng E5RON92 | + 622 đồng/lít | 19.048 đồng/lít |
Xăng RON95-III | +633 đồng/lít | 20.164 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | +674 đồng/lít | 15.448 đồng/lít |
Dầu hỏa | +587 đồng/lít | 14.412 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | +675 đồng/kg | 14.954 đồng/kg |
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 11/6.
Nguồn tin: Vietnambiz