Dự báo tình trạng cung vượt cầu đang chấm dứt cộng với dữ liệu kinh tế khả quan từ Trung Quốc đã kéo giá xăng dầu hôm nay đạt mức cao nhất 1 tháng. Tuy nhiên, diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại một số quốc gia tiếp tục là nhân tố kìm hãm, tạo áp lực giảm giá đối với dầu thô.
Tính đến đầu giờ sáng ngày 14/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2021 đứng ở mức 62,84 USD/thùng, giảm 0,38 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 14/4, giá dầu WTI giao tháng 6/2021 đã tăng tới 2,32 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 6/2021 đứng ở mức 66,20 USD/thùng, giảm 0,38 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng 2,12 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/4.
Giá dầu ngày 15/4 có xu hướng tăng mạnh, đạt mức cao nhất 1 tháng trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận nhiều thông tin tích cực ở cả 2 phía cung – cầu và được dự báo đầy lạc quan.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 14/4 nhận định tình trạng dư cung trên thị trường dầu thô đang chấm dứt. Nhận định này được IEA đưa ra dựa trên những đánh giá lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu và động thái cắt giảm sản lượng khai thác của OPEC+.
Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên 6%, mức tăng trưởng cao nhất trong hàng chục năm qua. Theo IMF, mức tăng trưởng dự kiến có được phần lớn nhở vào các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế khổng lồ mà các nước đang triển khai nhằm ứng phó tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
Cũng theo IMF, khu vực châu Á-Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 7,6% trong năm 2021 và 5,4% trong năm 2022 nhờ đà phục hồi của các quốc gia. Hai nền kinh tế vốn có mức tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ được IMF dự báo tăng trưởng ở mức 8% với Trung Quốc và tăng trưởng lên tới 2 con số với Ấn Độ.
Ngay sau khi IMF đưa ra các dự báo trên, IEA đã đưa dự báo nhu cầu dầu thô sẽ tăng khoảng 5,7 triệu thùng/ngày lên 96,7 triệu thùng ngày sau khi giảm 8,7 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Trong dự báo đưa ra ngày 13/4, OPEC cũng đã tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu thêm 70.000 thùng/ngày trong năm 2021 so với báo cáo tháng trước, lên mức mức 5,95 triệu thùng/ngày, đạt 96,5 triệu thùng/ngày.
Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy mạnh bởi loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc. Theo đó, nhập khẩu đầu thô của Trung Quốc cũng ghi nhận tăng tới 21% trong tháng 3 khi các nhà máy lọc dầu của nước này đẩy mạnh hoạt động.
Đồng USD mất giá cũng là tác nhân hỗ trợ giá dầu ngày 15/4 tăng mạnh.
Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng hôm nay cũng đang bị hạn chế đáng kể bởi diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 tại một số quốc gia và tình trạng bất ổn tiềm ẩn tại khu vực Trung Đông và ngay trong nội tại của nhiều nền kinh tế lớn, căng thẳng địa chính trị giữa các cường quốc lớn...
Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.806 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 18.970 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.141 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 12.827 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.687 đồng/kg.
Nguồn tin: PetroTimes