Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2020 đứng ở mức 62,37 USD/thùng, tăng 0,09 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm 0,14 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 14/11.
Giá dầu thế giới quay đầu giảm khi những diễn biến căng thẳng xung quanh quan hệ Mỹ - Trung Quốc làm dấy lên những lo ngại về thương mại.
Các thượng nghị sĩ Mỹ nỗ lực thông qua dự luật yêu cầu chính phủ phải thường xuyên xem xét chiến lược an ninh kinh tế toàn cầu để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.
Dự luật Chiến lược An ninh Kinh tế Toàn cầu yêu cầu Tổng thống Mỹ phải đưa ra một báo cáo về tính cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ, các mối đe dọa với an ninh kinh tế Mỹ và cách thức để giải quyết những mối đe dọa này.
Reuters dẫn số liệu chính phủ Nhật Bản cho thấy tăng trưởng kinh tế nước này trong quý 3/2019 đã xuống thấp nhất trong năm qua. GDP Nhật Bản tăng 0,2% trong quý 3, thấp hơn so với mức dự báo 0,8% trước đó.
Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo hãng tin Reuters. Mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,4% được dự báo trước đó.
Ngoài ra, việc Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm qua phát biểu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội Mỹ rằng lộ trình lãi suất của cơ quan này khó có thể thay đổi, miễn sao kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng phần nào cũng tạo áp lực lên giá dầu.
Giá dầu thế giới ngày 14/11 có xu hướng tăng nhẹ nhờ số liệu dự trữ dầu của Mỹ giảm.
Theo đó, Viện Dầu khí Mỹ (API) ngày 13/11 cho biết, dự trữ dầu thô của nước này bất ngờ giảm 541.000 thùng trong tuần tính đến ngày 8/11, trái với kỳ vọng của các nhà phân tích tăng 1,6 triệu thùng.
Trong khi đó, bình luận của một quan chức của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) rằng tăng trưởng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ thấp hơn dự kiến vào năm 2020 cũng hỗ trợ cho giá dầu đi lên.
Nguồn tin: petrotimes.vn