Lo lắng về nhu cầu suy yếu, lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung, giá xăng dầu tiếp tục đà leo dốc.
Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 14/11 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,09 USD, tương đương 1,4%, lên mức 78,26 USD/thùng. Còn dầu Brent tăng 1,09 USD, tương đương 1,3%, lên mức 82,52 USD/thùng.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cho biết, tăng hơn 1% sau khi báo cáo thị trường hằng tháng của OPEC làm giảm bớt lo lắng về nhu cầu suy yếu, cuộc điều tra của Mỹ về nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu.
Theo Reuters, trong báo cáo hằng tháng của mình, OPEC cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ vẫn mạnh mẽ và cho rằng giá dầu giảm là do lỗi của các nhà đầu cơ. OPEC đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 lên 2,46 triệu thùng/ngày, tăng 20.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó. OPEC nhận thấy nhu cầu năm 2024 tăng 2,25 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với dự báo của tháng trước.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, nhận xét “báo cáo thị trường dầu hằng tháng của OPEC dường như đẩy lùi những lo ngại về nhu cầ”. Nhà phân tích này cũng cho biết, báo cáo còn đề cập đến tâm lý tiêu cực bị thổi phồng quá mức xung quanh nhu cầu của Trung Quốc trong khi nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm nay và giữ nguyên dự báo này trong năm tới.
Giá dầu đã tăng sau khi giảm nhẹ ở phần lớn thời gian của phiên giao dịch, theo nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS, là bởi các báo cáo về việc Bộ Tài chính Mỹ hạn chế xuất khẩu dầu của Nga. Reuters trích một nguồn tin cho biết, Bộ Tài chính Mỹ đã gửi thông báo tới các công ty quản lý tàu về thông tin 100 tàu mà họ nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu mỏ của Nga.
Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của nước này trong năm sẽ tăng ít hơn so với dự kiến và nhu cầu sẽ giảm. Ngày 13-11, EIA dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 12. Dữ liệu kinh tế yếu từ nhà nhập khẩu dầu thô số 1 Trung Quốc được đưa ra vào tuần trước cũng làm dấy lên lo ngại về nhu cầu chững lại.
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc yêu cầu nguồn cung cho tháng 12 thấp hơn từ Saudi Arabia, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá dầu có thể đã tìm thấy đáy sau khi giảm khoảng 4% vào tuần trước và ghi nhận chuỗi giảm ba tuần liên tiếp kể từ tháng 5.
Do giá dầu đã suy yếu trong vài tuần qua, Saudi Arabia và Nga có thể sẽ tiếp tục cắt giảm nguồn cung tự nguyện trong năm tới. Điều này sẽ hạn chế khả năng lao dốc của giá dầu. Tuần trước, cả Saudi Arabia và Nga đã xác nhận sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1,3 triệu thùng/ngày đến cuối năm.
Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị