Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi suy yếu vào phiên trước vì lo ngại tăng trưởng nhu cầu dầu thô chậm lại.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,31% lên 80,69 USD/thùng vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam) ngày 14/10. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 12 tăng 0,02% lên 83,36 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h45 ngày 14/10/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 1/2022 | Tokyo | 55.830 | - | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 12/2021 | ICE | 83,36 | 0,02 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 11/2021 | Nymex | 80,69 | 0,31 | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/10) vì lo ngại tăng trưởng nhu cầu dầu giảm khi các nền kinh tế lớn đang chịu áp lực từ lạm phát và những vấn đề về chuỗi cung ứng.
Các chuyên gia phân tích lưu ý một số nhà giao dịch có thể chốt lời hợp đồng dầu thô Mỹ sau khi giá lên cao nhất kể từ tháng 10/2014 trong 3 phiên giao dịch trước.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 0,3% xuống 83,18 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,3% xuống 80,44 USD.
Dầu thô WTI, theo đó, trên đà ghi nhận mức chốt phiên cao nhất kể từ tháng 10/2014 trong ngày thứ 4 liên tiếp và giữ cho hợp đồng dầu thô Mỹ giao dịch trong vùng quá mua.
Giá đã chịu áp lực trong phiên ngày 13/10, khi Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, công bố dữ liệu cho thấy nhập khẩu tháng 9 giảm 15% so với một năm trước đó.
Trung Quốc, cùng với châu Âu và Ấn Độ, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu than và khí đốt tự nhiên, và khiến giá nhiên liệu đốt phát điện leo thang, vì vậy dẫn đến việc các sản phẩm dầu mỏ được sử dụng để thay thế.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới cho năm 2021 trong khi vẫn giữ nguyên triển vọng của năm 2022.
Cùng ngày tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng và lặp lại tuyên bố trước đó rằng Moscow sẵn sàng cung cấp thêm khí đốt tự nhiên cho châu Âu nếu được yêu cầu.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn đối với các thị trường là tác động lớn của cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng thắt chặt, đặc biệt là ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, đối với nhu cầu dầu.
Ông Stephen Brennock của công ty môi giới PVM nhận định đây là thời điểm khó khăn đối với Trung Quốc. Một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng đang bao trùm toàn bộ quốc gia châu Á.
Hôm 12/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ triển vọng tăng trưởng của Mỹ và các nền kinh tế lớn khác do lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực chi phí đang kìm hãm sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.
Tại Mỹ, chính phủ dự kiến người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho sưởi ấm trong mùa đông năm nay do giá hàng hóa năng lượng tăng cao.
Đồng USD mạnh, giao dịch gần đỉnh một năm, cũng ảnh hưởng đến giá dầu, vì nó khiến mặt hàng này trở nên đắt hơn đối với những người bằng các loại tiền tệ khác.
Chiều ngày 11/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Thay đổi | Giá không cao hơn |
Xăng E5RON92 | + 967 đồng/lít | 21.683 đồng/lít |
Xăng RON95-III | + 934 đồng/lít | 22.879 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | + 959 đồng/lít | 17.545 đồng/lít |
Dầu hỏa | + 979 đồng/lít | 16.622 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | + 517 đồng/lít | 17.097 đồng/lít |
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 11/10.
Nguồn tin: Vietnambiz