Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm 1% vào phiên trước vì lo ngại sự lây lan của các biến chủng COVID-19 ảnh hưởng tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,32% lên 74,34 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 13/7. Giá dầu thô Brent giao tháng 9 cũng tăng 0,21% lên 75,39 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 13/7/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 10/2021 | Tokyo | 48.880 | 0,16 | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 9/2021 | ICE | 75,39 | 0,21 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 8/2021 | Nymex | 74,34 | 0,32 | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu thô giảm khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (12/7), do lo ngại về sự lây lan của các biến thể COVID-19 làm ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế toàn cầu, yếu tố đã giúp nhu cầu nhiên liệu tiền gần mức trước đại dịch.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao tháng 9 giảm 0,8% xuống 74,92 USD/thùng. Còn giá dầu thô WTI của Mỹ giao tháng 8 giảm 1,1% xuống 73,78 USD/thùng.
Cả hai loại dầu thô đều giảm khoảng 1% trong tuần trước, ngăn chặn đà phục hồi đã đưa cả dầu thô dầu Brent và dầu WTI của Mỹ lên mức chưa từng thấy kể từ tháng 10/2018.
Liên quan đến dịch COVID-19, Tokyo đã yêu cầu ngừng hoạt động do lo ngại về sự lây lan của virus corona, chưa đầy hai tuần trước khi thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè.
Cuối tuần qua, bộ trưởng tài chính của các nền kinh tế lớn G20 cho biết sự lan rộng của các biến thể mới và khả năng tiếp cận vắc xin không bình đẳng đang đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Các nhận xét này đã ảnh hưởng đến triển vọng nhu cầu dầu.
Nhà phân tích Louise Dickson của Rystad Energy cho biết các nhà giao dịch hiện tập trung lại vào sự lây lan của đại dịch COVID-19 và lo ngại toàn cầu về sự lan rộng của các biến thể mới.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đã từ bỏ các cuộc đàm phán vào tuần trước về việc nâng sản lượng, sau khi xảy ra tranh chấp giữa Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) về cách gia hạn hiệp ước.
Giới phân tích cho rằng sự sụp đổ của các cuộc đàm phán làm tăng triển vọng dài hạn về việc các nhà sản xuất từ bỏ thỏa thuận và khai thác dầu theo ý muốn. Mối quan tâm đó đã làm dấy lên lo ngại của các nhà giao dịch vào tuần trước, dẫn đến một đợt bán tháo vẫn chưa kết thúc.
Ông Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates nhận định nếu OPEC+ kéo dài không đi đến một thoả thuận, khả năng giá tiếp tục giảm càng lớn.
Saudi Arabia và Oman kêu gọi tiếp tục hợp tác giữa OPEC và các nhà sản xuất đồng minh.
Trong khi đó, kho dự trữ dầu tại nhà sản xuất dầu thô lớn nhất tiếp tục thắt chặt, với lượng tồn kho của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 trong tuần tính đến ngày 2/7, theo Reuters.
Chiều ngày 12/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Thay đổi | Giá không cao hơn |
---|---|---|
Xăng E5RON92 | +850 đồng/lít
| 20.610 đồng/lít |
Xăng RON95-III | +867 đồng/lít
| 21.783 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | +418 đồng/lít
| 16.537 đồng/lít |
Dầu hỏa | +452 đồng/lít
| 15.503 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | +221 đồng/kg
| 15.670 đồng/kg
|
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 12/7.
Nguồn tin: Vietnambiz