Giá dầu thế giới hôm nay (10/7) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư thận trọng trước dữ liệu kinh tế mới sắp được công bố từ Mỹ và Trung Quốc trong tuần này. Mức giảm của dầu thô không đáng kể so với phiên giao dịch trước đó do thị trường đang được hỗ trợ bởi công bố cắt giảm nguồn cung dầu thô từ Ả Rập Xê-út và Nga.
Ảnh minh họa
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/7/2023 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2023 ở mức 72,94 USD/thùng, giảm 0,5 USD trong phiên và giảm 0,32 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 9/7.
Trong khi giá dầu Brent giao tháng 10/2023 đứng ở mức 77,59 USD/thùng, giảm 0,52 USD trong phiên và giảm 0,27 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 9/7.
Giá dầu thế giới hôm nay (10/7) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư thận trọng trước dữ liệu kinh tế mới sắp được công bố từ Mỹ và Trung Quốc trong tuần này. Mức giảm của dầu thô không đáng kể so với phiên giao dịch trước đó do thị trường đang được hỗ trợ bởi công bố cắt giảm nguồn cung dầu thô từ Ả Rập Xê-út và Nga.
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết: “Các nhà giao dịch dầu mỏ có thể thận trọng trước chỉ số CPI của Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vào cuối tuần này. Tuy nhiên, giá dầu thô có thể tăng trở lại sau khi OPEC+ công bố kế hoạch tiếp tục giảm nguồn cung”.
Cả 2 loại dầu tiêu chuẩn đã tăng hơn 4% vào tuần trước để chạm mức cao nhất kể từ tháng 5, tăng tuần thứ hai liên tiếp sau khi các nhà xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới là Ả Rập Xê-út và Nga cam kết cắt giảm sâu nguồn cung trong tháng 8.
Ả Rập Xê-út sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng mỗi ngày (bpd) sang tháng 8 và Nga sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô thêm 500.000 thùng/ngày. Thay vì cắt giảm sản lượng, Nga sẽ sử dụng dầu thô để sản xuất thêm nhiên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích dầu mỏ Vortexa, việc cắt giảm của Ả-rập Xê-út đang giảm bớt tình trạng dư thừa dầu khi kho chứa nổi ngoài khơi cảng Ain Sukhna của Ai Cập ở Biển Đỏ đã giảm gần một nửa xuống còn 10,5 triệu thùng so với giữa tháng 6.
Các nhà phân tích của JP Morgan cho biết trong một lưu ý rằng, nguồn cung ngoài OPEC+ đã bắt kịp với nhu cầu toàn cầu, đồng thời cho biết thêm rằng OPEC+ cần tăng cường cắt giảm thêm 700.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm ngoài mức cắt giảm đã công bố và kéo dài chúng đến năm 2024.
Tại vùng Vịnh, việc Iran bắt giữ một siêu tàu chở dầu do công ty lớn của Mỹ là Chevron (CVX.N) quản lý vào tuần trước đã làm dấy lên lo ngại về mối đe dọa đối với hoạt động vận chuyển trong khu vực, bao gồm cả eo biển Hormuz.
Tại Mỹ, dữ liệu hôm 7/7 cho thấy tăng trưởng tiền lương vẫn mạnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ trong tuần này có thể sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) cho biết, các nhà quản lý tiền tệ đã tăng các vị thế quyền chọn và hợp đồng tương lai dầu thô dài hạn của Mỹ trong tuần tính đến ngày 3/7.
Theo báo cáo của Baker Hughes hôm 7/7, số giàn khoan dầu của Mỹ đã giảm 5 giàn xuống còn 540 giàn, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 20.470 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 21.428 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.169 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 17.926 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.623 đồng/kg.
Nguồn tin: PetroTimes