Trên thị trường thế giới, giá dầu thô biến động trái phiếu trong phiên giao dịch sáng nay sau khi dầu Brent giảm xuống dưới 68 USD/thùng vào phiên trước vì lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại Arab Saudi dần tan biến.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,12% xuống 63,92 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 10/3. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,19% lên 67,31 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h20 ngày 10/3/2021
Tên loại | Kỳ hạn | Sàn giao dịch | Giá | %thay đổi | Đơn vị tính |
Dầu thô | Giao tháng 7/2021 | Tokyo | 43.090 | (2,11) | JPY/thùng |
Giá dầu Brent | Giao tháng 5/2021 | ICE | 67,31 | 0,19 | USD/thùng |
Dầu Thô WTI | Giao tháng 4/2021 | Nymex | 63,92 | (0,12) | USD/thùng |
Nguồn: Tố Tố tổng hợp.
Giá dầu Brent giảm xuống dưới 68 USD/thùng trong một phiên giao dịch đầy biến động hôm thứ Ba (9/3) khi lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại Arab Saudi dần tan biến. Tuy nhiên, sự chững lại trong đà tăng của đồng USD và triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn nhờ OPEC+ đã kìm hãm đà giảm.
Hôm 8/3, giá dầu thô lên cao nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, một ngày sau khi lực lượng Houthi của Yemen bắn máy bay không người lái và tên lửa vào trung tâm ngành công nghiệp dầu mỏ của Arab Saudi.
Tuy nhiên, giá đã giảm vì lo ngại nguồn cung suy yếu.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giảm 1,06% xuống 67,52 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm trở lại sau khi lên tới 69,33 USD. Hôm 8/3, giá đạt 71,38 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 8/1/2020.
Giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,6% xuống 64,01 USD/thùng. Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Trong phiên giao dịch đêm, giá dầu thô của Mỹ tiếp đà giảm vì dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng mạnh trong tuần gần đây nhất, theo các nguồn tin trích dẫn dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Mỹ.
Theo đó, tồn kho dầu thô Mỹ đã tăng 12,8 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 5/3, nhiều hơn dự báo trước đó của các chuyên gia trong buổi khảo sát của Reuters là tăng 816.000 thùng.
Chuyên gia phân tích cấp cao Phil Flynn từ Price Futures nhận định lượng tồn kho tăng như này có vẻ giống các nhà máy lọc dầu vẫn bị đóng cửa.
Số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự kiến được công bố vào thứ Tư (10/3).
Trong một báo cáo hàng tháng, EIA cho biết họ ước tính sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ giảm 160.000 thùng/ngày trong năm nay xuống 11,15 triệu thùng/ngày, mức giảm ít hơn so với dự báo trước đó là giảm 290.000 thùng/ngày.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với Nga và các đồng minh, được gọi là OPEC+, đã quyết định tiếp tục giảm sản lượng, theo đó thúc đẩy một đợt tăng giá.
Tuy nhiên, đồng USD mạnh, thường làm giảm nhu cầu của nhà đầu tư đối với hàng hoá, đã gây áp lực lên giá vàng, theo các chuyên gia phân tích. Đồng bạc xanh đã giảm từ đỉnh 3 tháng rưỡi xác lập trước đó.
Giá dầu cũng được hỗ trờ từ dự báo về sự phục hồi nền kinh tế Mỹ sau khi Thượng viện thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.
Giá xăng E5RON92 và RON95-III đồng loạt tăng hơn 800 đồng/lít từ chiều ngày 25/2. Nếu kỳ điều hành này không chi quỹ 2.000 đồng thì xăng E5 RON92 sẽ tăng 2.722 đồng/lít và xăng RON95 sẽ tăng 1.964 đồng/lít.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu | Mức tăng | Mức giá trần |
---|---|---|
Xăng E5RON92 | 722 đồng/lít | 17.031 đồng/lít |
RON95-III | 814 đồng/lít | 18.084 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S | 801 đồng/lít | 13.843 đồng/lít |
Dầu hỏa | 702 đồng/lít | 12.610 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S | 505 đồng/kg | 13.127 đồng/kg |
Mức giá này chính thức có hiệu lực từ 15h ngày 25/2. Đây cũng là mức đỉnh 1 năm của giá xăng.
Nguồn tin: Vietnambiz