Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá xăng dầu hôm 21/3: Liệu có giảm trong kỳ điều chỉnh mới

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 21/3. Cập nhật giá xăng dầu tại kỳ điều chỉnh mới nhất của Bộ Công Thương ngày 21/3

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 21/3

Các nước thành viên EU vẫn phải gấp rút tìm nguồn cung thay thế cho các sản phẩm năng lượng của Nga. Tuy nhiên, bài toán này là không hề dễ dàng, khi mà giá dầu đang tăng cao và nguồn cung lại rất hạn chế.

Giới phân tích đã cảnh báo rằng giá dầu thô Brent có thể leo lên tới 160 USD hoặc thậm chí 200 USD/thùng nếu người mua tiếp tục xa lánh sản phẩm của Nga. Sau khi đi lùi vào đầu tuần trước, giá dầu đã quay trở lại gần sát mốc 110 USD/thùng trong phiên 18/3.

Theo Financial Times, giá dầu tăng vọt sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 17/3 cho biết sản lượng dầu thô của Nga có thể giảm tới 3 triệu thùng/ngày kể từ tháng 4, tương đương 3% tổng sản lượng của thế giới. Cơ quan này cũng cảnh báo thế giới có thể ở trên đỉnh của "cuộc khủng hoảng nguồn cung (dầu) lớn nhất trong nhiều thập kỷ".

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác cho biết mức tăng giá sẽ bị hạn chế cho đến khi các nhà giao dịch có thể định lượng được mức độ thiệt hại về nguồn cung của Nga.

Florian Thaler, Giám đốc điều hành của OilX cho biết sản lượng dầu của Nga tính đến nay (tháng 3) đã thực sự tăng. “Doanh số bán các sản phẩm tinh chế bắt đầu giảm, nhưng xuất khẩu dầu thô vẫn tăng mạnh”, Thaler nhấn mạnh.

Tăng liên tiếp hai phiên giao dịch cuối tuần đã kéo giá dầu Brent và WTI trở về mức gần 110 USD/thùng, với Brent dừng ở mức 107,9 USD/thùng, và WTI là 104,7 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm 21/3: Liệu có giảm trong kỳ điều chỉnh mới - Ảnh 1

Giá xăng dầu trong nước

Từ chiều ngày 11/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 2.908 đồng/lít

 28.985 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 2.990 đồng/lít

 29.824 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 3.958 đồng/lít

 25.268 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 3.940 đồng/lít

 23.918 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 2.519 đồng/kg

 20.987 đồng/kg        

Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 11/3. Như vậy, giá xăng dầu đã tăng 7 phiên liên tiếp, đưa mặt hàng này lên mức cao kỷ lục trong nhiều năm.

Giá xăng dầu hôm nay 21/3 liệu có giảm?

Hôm nay 21/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Giá xăng dầu trong nước đã có lần thứ 7 tăng giá liên tiếp, đưa xăng RON95 gần chạm mốc 30.000 đồng/lít.

Theo dữ liệu từ Bộ Công Thương, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 17/3 giảm khá nhiều so với kỳ tính giá gần nhất. Cụ thể,giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5RON92 trung bình là 120,29 USD/thùng (kỳ trước là 133,83 USD/thùng); giá xăng RON95 là 124,14 USD/thùng (kỳ trước là 135,5 USD/thùng).

Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối ở Hà Nội cho biết, do giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm nên giá xăng dầu trong nước ở phiên điều chỉnh giá ngày mai (21/3) cũng sẽ giảm theo giá xăng thế giới.

Theo đó, ở kỳ điều chỉnh giá ngày mai (21/3), giá xăng có thể giảm 1.100-1.500 đồng/lít. Tương tự, giá dầu sẽ giảm khoảng 1.900-2.500 đồng/lít.

Tuy nhiên, mức giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 21/3 cụ thể ra sao cần được tính toán thêm và cũng phụ thuộc vào việc trích lập Quỹ bình ổn giá (BOG) xăng dầu của cơ quan điều hành. Nếu sử dụng Quỹ BOG, giá xăng và dầu sẽ giảm cao hơn.

Để kìm giá xăng dầu, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Đồng thời, Bộ Tài chính đề nghị Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

Nếu đúng dự báo, đây sẽ là lần giảm đầu tiên của giá xăng sau 7 lần tăng giá liên tiếp.

Nguồn tin: Kinh tế môi trường

ĐỌC THÊM