Giá xăng dầu phải hài hòa giữa lợi nhuận của DN và lợi ích người tiêu dùng. |
Giá dầu thô trên thị trường thế giới đang có những bước giảm sâu kỷ lục kể từ năm 2004 trở lại đây. Những ngày qua, giá dầu thô xê dịch quanh con số 40USD/thùng, thậm chí có nhiều ngày liên tục đã duy trì dưới mức 40 USD.
Tháng 7/2008, giá dầu thế giới đạt đỉnh 147 USD/thùng. Ngày 21/7, giá xăng A92 trong nước đã phải tăng lên 19.000 đồng/lít. Trái ngược với mọi dự đoán, từ đó tới nay, giá dầu luôn luôn giảm. Trên trang web của Tổng công ty xăng dầu Việt
Gần 5 tháng qua, liên Bộ Tài chính - Công thương cũng đã có 9 lần giảm giá xăng với mức giảm tổng cộng 7.000 đồng/lít. Ngày 1/12, khi quyết định giảm giá xăng A92 từ 13.000 đồng xuống còn 12.000 đồng/lít, Bộ Tài chính đã lấy mức bình quân của 20 ngày đầu tháng 11 là trên 50 USD/thùng. Giá xăng A92 tại thị trường
Năm 2006, khi giá dầu thô thế giới ở vào khoảng 57 USD/thùng, xăng A92 trong nước chỉ có 10.500 đồng/lít. Trước đó, năm 2004, giá dầu thế giới tương đương hiện nay (40 USD/thùng), người tiêu dùng chỉ phải bỏ ra 7.000 đồng để mua 1lít xăng.
Ngay thời điểm này, giá xăng nội địa đã đắt hơn một số quốc gia ASEAN lân cận như
Trao đổi với PV Báo CAND chiều tối ngày 8/12, ông Vương Thái Dũng - Phó Tổng giám đốc Petrolimex, đơn vị chiếm khoảng 60% thị phần xăng dầu cả nước cho rằng: Khó có thể đưa ra các dữ kiện so sánh như thế để đi đến kết luận giá xăng ở Việt Nam đang đắt hay rẻ. Chưa bao giờ Nhà nước lại thu thuế nhiều đến thế trên 1 lít xăng như bây giờ. Hiện tại, DN phải đóng khoảng 65% thuế gồm: 35% thuế nhập khẩu, 10% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế VAT… Ngoài ra còn lệ phí giao thông và các khoản khác…
Riêng năm 2008, Petrolimex đã đóng góp cho ngân sách khoảng 16 nghìn tỷ đồng, ông Dũng nhấn mạnh.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cũng giữ quan điểm: "Khập khiễng khi so sánh giá xăng ở nước này với nước khác vì Chính phủ mỗi nơi có cách điều hành khác nhau qua công cụ thuế, lệ phí, các chính sách bình ổn thị trường. Thuế xăng dầu là nguồn thu lớn của Ngân sách Nhà nước, nhất là khi giá dầu thế giới hạ nhiệt ảnh hưởng tới số thu từ xuất khẩu dầu thô".
Ngoài chuyện Bộ Tài chính tăng thuế, ông Vương Thái Dũng còn "thanh minh" thêm, cũng khó đưa ra căn cứ thời điểm năm 2004, khi giá xăng chỉ có 7.000 đồng/lít để đối chiếu với hiện tại bởi: "Lúc này, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng USD đã chênh lệch nhiều, lãi suất ngân hàng cũng tăng cao hơn".
Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ giá hạch toán ngoại tệ vào tháng 5/2004 được quy định là: 1 USD đổi được 15.692 đồng Việt
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, kể cả khi tổng thuế xăng dầu lên tới 65%, cộng thêm cước vận chuyển, phí kho bãi, nếu giá xăng A92 thị trường Singapore giữ như hiện nay (dưới 40 USD/thùng), giá bán lẻ xăng A92 trong nước giảm xuống 10.000 đồng/lít là hợp lý.
Nhưng, ông Vương Thái Dũng lại lý giải: "Petrolimex luôn bám sát diễn tiến thị trường thế giới để cân đối mức giá trong nước. Từ khi xăng dầu được thả nổi theo cơ chế thị trường, DN có quyền tự quyết nhưng vẫn phải tuân theo định hướng của Nhà nước. Giá xăng dầu luôn được tính toán để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN, người tiêu dùng và còn phải thúc đẩy sản xuất".
Ông Dũng nói thêm, giá dầu giảm một cách bất thường thể hiện sự suy thoái của kinh tế thế giới, nhất là khủng hoảng ở Mỹ, quốc gia tiêu thụ "vàng đen" lớn nhất. Đây là những tín hiệu đáng quan ngại. Ở Việt
Doanh nghiệp dễ độc quyền So sánh sự tụt giảm của giá dầu thô trên thị trường thế giới với giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, việc chậm điều chỉnh giá xăng và giá xăng chưa phù hợp với mức chung của thị trường thế giới là do thiếu cơ chế kiểm soát thị trường. Lẽ ra phải cho tự do hóa cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu rồi mới để doanh nghiệp quyết định giá nhưng chúng ta làm ngược quy trình. Người tiêu dùng có thể được hưởng lợi hơn nếu chúng ta đẩy nhanh tiến độ tự do hóa trong kinh doanh xăng dầu. Nhà nước vẫn cần có chế tài để kiểm soát giá. Bởi lẽ, thị trường xăng dầu chưa thực sự cạnh tranh, nếu trao quyền quá lớn cho doanh nghiệp rất dễ dẫn đến vấn đề độc quyền, liên minh tăng giá, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. |
(Công an nhân dân)