Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá năng lượng và mối quan tâm về khí hậu trở nên xung đột tại COP26

 

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới cam kết hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu lên 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Cũng vào cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thúc giục các thành viên sản xuất dầu khí của nhóm G20 tăng sản lượng trong bối cảnh giá cả tăng vọt.

Và ông không phải là người duy nhất.

Cam kết 1,5 độ C và kêu gọi sản xuất nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn đối lập nhau đến mức chúng có thể gây nhầm lẫn cho bất kỳ ai, nhất là khi cuộc khủng hoảng khí hậu thường được xem như là sự sống còn. Và hành động cần thiết đối với cuộc khủng hoảng này, được tất cả các cơ quan và chính phủ có uy tín nhấn mạnh nhiều lần, đang được báo động là khẩn cấp. Vậy làm thế nào để một cam kết hạn chế sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu lại đi đôi với lời kêu gọi sản xuất nhiều dầu hơn?

"Chúng tôi cam kết giải quyết thách thức sống còn của biến đổi khí hậu", G20 cho biết trong một thông cáo chung dự thảo, được Reuters trích dẫn hôm thứ Sáu. "Chúng tôi nhận ra rằng tác động của biến đổi khí hậu ở mức 1,5 độ C thấp hơn nhiều so với mức 2 độ C và cần phải hành động ngay lập tức để duy trì mức 1,5 độ C."

Quả thật, kịch bản 1,5 độ C là tham vọng hơn. Như vậy, kịch bản này đã được một số nhà khoa học xem là không thể đạt được. Xét cho cùng, kịch bản này sẽ đòi hỏi phải cắt giảm 50% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu trong vòng 9 năm tới và để đạt được phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo G20 không đưa ra cam kết chắc chắn về thời hạn, mà chỉ nói, theo báo chí đưa tin, rằng nó sẽ hướng tới mục tiêu không phát thải ròng"vào hoặc khoảng giữa thế kỷ này".

Nếu lượng khí thải phải được cắt giảm quá nhiều và nhanh như vậy, thì lời kêu gọi sản xuất thêm dầu và khí đốt bây giờ bắt đầu nghe có vẻ xa lạ hơn vì nó đi ngược lại cam kết của G20.

Tất nhiên, lý do của một lời kêu gọi khó hiểu như vậy là do hóa đơn năng lượng bắt đầu đè nặng lên các hộ gia đình.

Tại Pháp, một số người đang phải vật lộn để trả các hóa đơn mặc dù Pháp nhận được hơn 2/3 lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân trong nước. Tại Đức, lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 28 năm do giá năng lượng tăng 18,6% vào tháng trước, khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn. Trong tháng 10, chính phủ Đức đã quyết định bỏ thuế tiêu thụ điện tái tạo, vốn dùng để kích hoạt thêm công suất gió và năng lượng mặt trời, nhằm giảm bớt gánh nặng hóa đơn tiền điện cho các hộ gia đình.

Các hộ gia đình không hài lòng đồng nghĩa những cử tri không hài lòng, vì vậy lời kêu gọi sản xuất thêm dầu và khí đốt - và những cáo buộc đối với OPEC+ rằng việc tăng giá năng lượng là lỗi của tổ chức này- là điều dễ hiểu, đến từ các quan chức được bầu cử. Tuy nhiên, các tổ chức bảo vệ môi trường như Greenpeace đã không hài lòng với cam kết của G20, và tổ chức này cũng có các cử tri.

Một biện luận mà các chính trị gia có thể sử dụng trong tình huống này là việc kêu gọi thêm dầu và khí đốt chỉ là giải pháp ngắn hạn cho cuộc khủng hoảng năng lượng và một khi giá cả ổn định, các chính phủ có thể tiếp tục quyết tâm từ bỏ than, dầu và khí đốt cho nước của mình. Theo đánh giá của các cuộc biểu tình gần đây của các nhà hoạt động khí hậu, điều này sẽ không được đón nhận. Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh cũng chịu áp lực khi các công ty phải đánh vật để hiểu được cam kết không phát thải ròng của các chính phủ sẽ đòi hỏi những bước đi cụ thể nào.

Theo một bài báo của Financial Times, thách thức đối với các doanh nghiệp là đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, vốn đang thay đổi nhanh hơn mức mà nhiều công ty có thể điều chỉnh. Bài báo đưa ra một ví dụ về việc BHP nhanh chóng áp dụng một loạt những cam kết khí hậu ngày càng tham vọng, chỉ vì thấy 17 phần trăm cổ đông của công ty bỏ phiếu phản đối họ vào tháng trước.

Phó chủ tịch phụ trách tính bền vững và biến đổi khí hậu của công ty khai thác mỏ này nói với tờ FT “Các kỳ vọng đang thay đổi thực sự rất nhanh. Bất kể chúng ta làm gì, ngay phút chúng ta đặt nó ra, thì nó đã lỗi thời."

Tuy nhiên, điều tương tự dường như đang xảy ra với giá năng lượng, ngay cả ở Hoa Kỳ, quốc gia tương đối tự cung tự cấp khi nói đến dầu và khí đốt. Tuy nhiên, ngay cả tại Mỹ, giá nhiên liệu đã tăng cao đến mức đang trở thành một vấn đề ngày càng hóc búa đối với Washington, khiến không chỉ một mà nhiều lời kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu.

Vào cuối tuần qua, vấn đề leo thang đến mức Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm trực tiếp cáo buộc OPEC phải chịu trách nhiệm cho giá tăng tại Mỹ.

"Tất nhiên, giá xăng dựa trên thị trường dầu toàn cầu. Thị trường dầu đó được kiểm soát bởi OPEC", Granholm cho biết trên Meet the Press của NBC.

Tờ Financial Times lưu ý rằng giá xăng dầu đã tăng 40% kể từ khi Joe Biden nhậm chức, càng làm tăng thêm gánh nặng lạm phát vốn đã khá lớn đối với các hộ gia đình trong bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu lao động, khiến nhiều cử tri càng không hài lòng.

Có vẻ như vào thời điểm này, ngay cả khi không có lời kêu gọi trực tiếp để cung cấp thêm dầu và khí đốt, thì không chỉ G20 mà không một chính phủ nào với kế hoạch cam kết khí hậu có một động thái hữu ích. Một mặt, phải suy nghĩ tới những cử tri với các hóa đơn năng lượng. Mặt khác, các nhà hoạt động khí hậu đang rất lo lắng về tương lai trước mắt của hành tinh này.

Cùng với đó là các nhà đầu tư ESG và các nhà quản lý tài sản lớn, những người cũng rất quan tâm đến hành tinh này nhưng không ngại tạo ra lợi nhuận từ các cam kết không phát thải ròng. Bằng cách chạy theo lợi nhuận đó, họ tác động đến kế hoạch đầu tư vào dầu khí, góp phần thắt chặt nguồn cung: đây chính xác là những gì đã xảy ra với than và dẫn đến sự tăng giá như hiện nay. Kết quả cuối cùng là sự hỗn loạn mà không giải quyết được các vấn đề môi trường cũng như không làm cho nguồn cung nhiên liệu hóa thạch trở nên an toàn hơn.

Với cách tiếp cận hỗn loạn này, có vẻ như COP26 có thể đã thất bại thậm chí ngay cả trước khi nó bắt đầu.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM