Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá khí đốt châu Âu tăng vọt do đường ống Nord Stream 2 gặp trở ngại ở Đức

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tăng cao hơn sau khi Đức cho biết nước này không có ý định phê duyệt dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 trước khi các yêu cầu theo luật của Đức được đáp ứng.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Annalena Baerbock cũng cho rằng tình hình Ukraine cũng là một yếu tố dẫn đến quyết định của chính phủ Đức về vấn đề này.

"Trong trường hợp leo thang hơn nữa, đường ống dẫn khí đốt này sẽ không thể đi vào hoạt động", Annalena Baerbock nói với truyền thông Đức, được hãng AFP dẫn lời hồi đầu tuần này.

Phát biểu này được đưa ra sau một bình luận từ tân Thủ tướng Đức, Olaf Scholtz, rằng "Sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu tin rằng việc vi phạm biên giới của một quốc gia châu Âu sẽ không dẫn đến hậu quả."

Trong khi đó, quá trình cấp giấy chứng nhận cho đường ống này đã bị các cơ quan chức năng của Đức đình chỉ vì đường ống cần phải có một công ty điều hành được thành lập theo luật pháp của Đức.

Điều này có nghĩa là việc vận hành đường ống có thể bị trì hoãn cho đến tháng 3 năm sau năm. Nó có thể thậm chí bị trì hoãn lâu hơn nữa vì sau khi Đức phê duyệt - nếu được - thì dự án sẽ phải được trình lên Ủy ban Châu Âu, cơ quan có nhiệm vụ đảm bảo rằng nó tuân thủ các quy định của EU.

Do đó, giá khí đốt tự nhiên trên lục địa này đã vượt 1.400 USD/1.000 m3 cho hợp đồng tương lai tháng 01. Những lời đe dọa mới từ Belarus rằng nước này sẽ cắt nguồn cung khí đốt trung chuyển tới châu Âu, nếu EU quyết định áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Minsk, không giúp được gì cho vấn đề, mà chỉ càng làm tăng thêm áp lực tăng giá.

Trong khi đó, Liên minh châu Âu đang thảo luận về các biện pháp giải quyết tình trạng thiếu khí đốt vốn đang đẩy giá lên cao và đe dọa nguồn cung năng lượng trong mùa đông này. Trong số các biện pháp đó là các quốc gia thành viên cùng nhau mua khí đốt chung và quản lý các kho chứa khí đốt có kỷ luật hơn để tạo ra nguồn dự trữ chiến lược nhằm bảo vệ các quốc gia và người tiêu dùng.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM