Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Gia hạn hiệp ước cắt giảm OPEC: Một lựa chọn hay một sự bắt buộc?

Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak hôm thứ Ba đã nói với các phóng viên rằng nước ông và Saudi Arabia vào tháng 7 đã thảo luận về việc mở rộng hiệp ước cắt giảm sản lượng hiện tại giữa OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC.

Không có quyết định cuối cùng về việc gia hạn thỏa thuận này sau khi nó hết hiệu lực  vào tháng 3 năm 2018, và ý tưởng này vẫn chỉ là một "lựa chọn", Novak nói.

Novak là quan chức hàng đầu Nga thứ hai đã xem xét ý tưởng gia hạn hiệp ướp  trong 5 ngày đầu tiên của tháng này. “Kết quả có khả năng nhất là thỏa thuận sẽ được gia hạn,” Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV tại Cernobbio, Italy vào ngày 2 tháng 9. Tuy nhiên, ông tuyên bố rằng điều này sẽ được kết luận trong cuộc họp cấp bộ trưởng kế tiếp của OPEC và các nước ngoài OPEC vào ngày 30 tháng 11.

Không chỉ có các quan chức Nga thảo luận về vấn đề này trong năm ngày qua, mà còn có hai bộ trưởng dầu mỏ của OPEC - từ Iraq và Iran - đã nói gần như là cùng một điều. Các cụm từ như "tất cả các lựa chọn đang được đặt ra" và "chúng tôi sẽ thảo luận về nó vào ngày 30 tháng 11 và đưa ra quyết định liệu có cần thiệt hay không" đang trở thành những điểm chính được lặp đi lặp lại bởi hầu hết các bộ trưởng của OPEC.

Vì vậy, mở rộng thỏa thuận này chỉ là một "lựa chọn" hoặc nó sẽ xảy ra? Dựa trên những gì chúng ta biết hiện nay, có thể nói rằng OPEC và các thành viên không thuộc OPEC có thể sẽ mở rộng hiệp ước này vào tháng 11. Có một số yếu tố hỗ trợ kết quả có khả năng này.

Thứ nhất, tồn kho dầu thô vẫn còn cao, trong khi tuân thủ thỏa thuận vẫn chưa đạt 100%. Theo hầu hết các nhà phân tích, các kho dự trữ dầu trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nằm trong khoảng cao hơn từ 200 đến 250 triệu thùng so với mức trung bình 5 năm tính đến tháng 6. Theo ước tính riêng của OPEC đưa ra con số tăng ở mức 253 triệu thùng, theo bản báo cáo dầu tháng 8 của tổ chức này.

Giả định rằng đánh giá của OPEC là đúng, thì OPEC và các nước ngoài OPEC cần cắt giảm sản lượng ít nhất 1,4 triệu thùng mỗi ngày trong sáu tháng tới để hạ thấp tồn kho xuống mức trung bình 5 năm. Theo OPEC, sự tuân thủ của tất cả các nhà sản xuất là ở mức 94% trong tháng 7. Điều này có nghĩa là họ chỉ cắt giảm 1,69 triệu thùng/ngày so với cam kết 1,8 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ đủ tốt nếu Libya và Nigeria, hai nước OPEC được miễ trừ tham gia hiệp ước, đã không tăng tổng sản lượng thêm gần 1 triệu thùng/ngày trong hai tháng vừa qua.

Các quan chức Nga đang rất thất vọng bởi sự tăng trưởng này và họ đã yêu cầu OPEC thẳng thắn và công khai tìm một giải pháp để phản ứng với sản lượng tăng lên từ Libya và Nigeria.

OPEC không thể buộc Libya và Nigeria phải cắt giảm và nhóm cũng không thể vượt quá con số 1,2 triệu thùng/ngày đã được ký kết trong thỏa thuận. Nếu tính đến sản lượng dầu đá phiến, rõ ràng việc tái cân bằng thị trường sẽ không xảy ra trong năm nay. Các nhà sản xuất hiện đang hy vọng tái cân bằng sẽ xảy ra vào quý I năm 2018, có thể là vào tháng 3 khi thỏa thuận hết hạn.

Yếu tố thứ hai là, ngay cả khi OPEC thành công (thông qua phép lạ) kiểm soát được mức tuân thủ là 100% - bất chấp tuyên bố chính thức của Ecuador rằng nước này sẽ không tuân theo hạn ngạch - Bão Harvey sẽ làm phức tạp thêm vấn đề cho họ. Do việc đóng cửa của các nhà máy lọc dầu ở các khu vực bị ảnh hưởng, các kho dự trữ dầu thô dự kiến ​​tăng thêm 40 triệu thùng, theo ước tính của Bank of America. Điều này sẽ làm chậm lại những nỗ lực của OPEC ít nhất thêm 1 tháng nữa.

Thứ ba, OPEC và các nước không phải là thành viên của OPEC cần có một sàn cho giá dầu và thỏa thuận này đang cung cấp điều này. Họ đã nhận ra rằng họ không thể đạt được mục tiêu giá dầu 50-60 USD, mà một số bộ trưởng đã gợi ý trong  năm nay. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Angola nói rằng 60 USD là thiết yếu cho nước của ông, và một số nhà phân tích cho rằng mục tiêu này có thể đạt được vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nhiều người nhận ra rằng thỏa thuận này chỉ có thể đặt một mức sàn từ 45 đến 50 USD cho giá dầu, và mức trần thì tùy thuộc vào thị trường. Giá dầu đã bị giới hạn ở mức 53 USD kể từ cuối tháng 7, chủ yếu là do sản lượng đá phiến tăng. Bất kỳ sự gia tăng nào trên mức đó có nghĩa là nhiều nguồn cung từ Mỹ sẽ làm tràn ngập thị trường. Vì vậy, duy trì thỏa thuận này ít nhất sẽ đảm bảo rằng giá dầu sẽ không dưới 45-50 USD. Và miễn là dầu đá phiến còn tồn tại, thỏa thuận cắt giảm sản lượng này là cần thiết để bảo vệ các nhà sản xuất khỏi nguy cơ giảm giá.

Các Bộ trưởng của Uỷ ban Giám sát Liên hợp Bộ trưởng (JMMC) đã gợi ý về việc gia hạn thảo thuận cắt giảm trong cuộc họp tháng 7 ở Nga. "JMMC ... khuyến cáo việc mở rộng của Tuyên bố Hợp tác sau (quý I năm 2018) như  là một lựa chọn nếu cần phải có hành động tiếp theo để ổn định thị trường."

Trừ phi một phép màu xảy ra và các nguyên tắc cơ bản thay đổi một cách kỳ diệu, sự mở rộng này là bắt buộc chứ không chỉ là một "lựa chọn".

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM