Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu vẫn lao dốc hơn 2% bất chấp căng thẳng chính trị tại Ả Rập Saudi

Giá dầu ghi nhận tuần sụt giảm thứ 3 với giá dầu WTI giảm 2,4% và dầu Brent sụt 2,7% do chịu tác động từ đà lao dốc trên thị trường chứng khoán toàn cầu. 

Giá "vàng đen" đi lên trong phiên 22/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư vẫn lo ngại về căng thẳng giữa Mỹ và Ả Rập Saudi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi.

Robbie Fraser - chuyên gia phân tích hàng hóa tại Schneider Electric, cho rằng: “Căng thẳng giữa Ả Rập Saudi và cộng đồng quốc tế dự kiến không gây ra bất kỳ gián đoạn đáng kể nào đối với nguồn cung dầu thô và kim ngạch xuất khẩu”.

Giá dầu vẫn leo dốc trong phiên này mặc dù Ả Rập Saudi cam kết sẽ tăng sản lượng, 2 tuần trước thời điểm lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran chính thức có hiệu lực.

Giá dầu giảm nhờ những tín hiệu tăng sản lượng từ Ả Rập Saudi.

Phát biểu với hãng tin Tass của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khalid al-Falih cho biết nước này không có ý định thực hiện một lệnh cấm vận dầu như năm 1973 đối với người tiêu dùng phương Tây, mà sẽ tập trung vào việc nâng sản lượng để bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt.

Bộ trưởng Falih cho biết Ả Rập Saudi sẽ sớm tăng sản lượng từ mức 10,7 triệu thùng/ngày hiện tại lên 11 triệu thùng/ngày, và tuyên bố rằng Riyadh còn có khả năng đưa con số này lên mức 12 triệu thùng/ngày.

Sang ngày 23/10, giá dầu giảm gần 5%, chạm đáy trong 2 tháng do hoạt động bán tháo cổ phiếu trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã làm gia tăng những lo ngại về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.

Đến phiên 24/10, giá dầu biến động trái chiều sau thông tin về dự trữ nhiên liệu tại Mỹ và triển vọng gia tăng nguồn cung từ Ả Rập Saudi. Dự trữ xăng tại Mỹ đã giảm 4,8 triệu thùng xuống 229,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2017. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng giá dầu Brent chịu tác động từ triển vọng nguồn cung toàn cầu, khi kế hoạch tăng sản lượng của Ả Rập Saudi khiến mặt hàng “vàng đen” trở nên kém hấp dẫn.

Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 25/10, sau khi chứng kiến sự khởi sắc của thị trường chứng khoán Mỹ. Bên cạnh đó, việc Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi nói bóng gió về việc các nhà sản xuất dầu chủ chốt có thể can thiệp vào thị trường “vàng đen” toàn cầu nhằm nâng đỡ giá dầu cũng góp phần hỗ trợ thị trường.

Đến phiên 26/10, giá dầu tiếp tục đi lên khi thị trường lại chú ý đến mối lo ngại về mức nguồn cung toàn cầu và những nhận định có phần mâu thuẫn từ Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi trong những ngày gần đây.

Tuy nhiên, giá dầu vẫn ghi nhận tuần sụt giảm thứ 3 khi đà lao dốc trên thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục gây sức ép lên triển vọng nhu cầu năng lượng.

Tyler Richey, đồng biên tập tại Sevens Report, nhận định: “Giá dầu suy yếu cùng với chỉ số S&P 500. Dầu mỏ có khả năng theo sau thị trường chứng khoán cho đến khi các điều kiện thị trường trở nên bình thường, việc này có thể mất vài tuần. Những dòng tiền rủi ro và né tránh rủi ro sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường năng lượng”.

Giá dầu ghi nhận tuần sụt giảm thứ 3 với giá dầu WTI giảm 2,4% và dầu Brent sụt 2,7%.

Chứng khoán toàn cầu đang chịu sức ép sau khi phục hồi trong phiên 25/10. Đà lao dốc trên thị trường chứng khoán đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế và nhu cầu năng lượng.

Chốt phiên này, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 26 xu Mỹ (tương đương 0,4%) lên 67,59 USD/thùng sau khi giảm mạnh ở đầu phiên xuống mức 66,20 USD/thùng. Tuần qua, giá dầu WTI đã giảm 2,4%.

Trong khi đó, giá dầu Brent cộng 73 xu Mỹ (tương đương gần 1%) lên 77,62 USD/thùng, nhưng vẫn sụt 2,7% tính chung trong tuần.

Tuy nhiên, theo một quan chức của Ả Rập Saudi tại Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), thị trường dầu mỏ thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung trong quý IV/2018

Trong một thông cáo báo chí ngày 25/10, Ủy ban Giám sát Bộ trưởng chung (JMMC) của OPEC đã bày tỏ lo ngại về đà tăng của dự trữ dầu thô trong vài tuần gần đây và lưu ý sự bất ổn kinh tế vĩ mô có thể đòi hỏi thay đổi phương hướng.

Bên cạnh đó, những nhận định gần đây từ Ả Rập Saudi, thành viên đứng đầu OPEC, đã gửi những thông điệp trái chiều đến thị trường “vàng đen”.

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia al-Ekhbariya, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khalid al-Falih nhận xét: “Chúng ta đã bước vào giai đoạn đáng lo ngại về sự gia tăng nguồn cung, vì vậy cần có sự can thiệp để thị trường cân bằng trở lại”.

Phil Flynn chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Price Futures Group, chia sẻ: “Đà giảm mạnh gần đây của giá dầu là do Ả Rập Saudi cân nhắc việc gia tăng sản lượng dầu”.

Ngoài ra, đà tăng của dự trữ dầu thô tại Mỹ cũng gây áp lực không nhỏ đến thị trường năng lượng, với dự trữ dầu thô vọt lên 28,7 triệu thùng trong 5 tuần qua.

Theo dữ liệu từ Baker Hughes công bố hôm 26/10, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ cộng 2 giàn lên 875 giàn trong tuần này, tăng tuần thứ 3 liên tiếp.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

ĐỌC THÊM