Dầu bị cuốn vào một cuộc chiến giằng co giữa nhà đầu cơ giá tăng và nhà đầu cơ giá giảm do thiếu một định hướng mạnh mẽ và sự phát triển thị trường bù đắp cho nhau. Một trường hợp điển hình là mỏ dầu lớn nhất Libya, vừa mới khởi động lại, gây áp lực giảm giá hàng hóa này. Vài ngày trước khi có sự phát triển ở Libya, tuy nhiên, dầu thô đã tăng khi có tin một trạm trung chuyển sản xuất ở Nigeria đã ngừng hoạt động sau một vụ nổ.
Có nhiều yếu tố trong thị trường dầu phản ánh hai ví dụ này. Sản lượng đá phiến của Mỹ tiếp tục tăng, đôi khi bù đắp cho việc cắt giảm nguồn cung của Opec và giữ giá nằm trong phạm vi hẹp nhất định. Trong các lực điều khiển khác, sự lạc quan của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang chống lại tâm lý tiêu cực về sự chậm lại của Trung Quốc. Mô hình này có thể được hiểu là tin tức tích cực cho thị trường dầu. Sau khi sụt giảm mạnh tiếp theo phục hồi mạnh, điều đó có nghĩa là giá có khả năng ổn định hơn, có thể có nghĩa là kịch bản điều kiện cơ bản từ 60 đến 70 đô la trong phần đầu của quý hai.
Một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là yếu tố then chốt cho những nhà đầu cơ giá tăng. Tại thời điểm viết bài, sự lạc quan đang tăng cao vì cho rằng lãnh đạo của 2 quốc gia Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 3. Tín hiệu từ cả hai phía dường như là tích cực sau khi các cuộc đàm phán đã đạt được tiến bộ đáng kể.
Mặt khác, có nhiều dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Trung Quốc lo ngại về tăng trưởng sản phẩm quốc nội sau khi chính phủ đã điều chỉnh kết quả cả năm sẽ nằm trong khoảng từ 6 đến 6,5%. Điều này có khả năng cho thấy mức độ giảm nhu cầu đối với dầu thô và khiến những nhà đầu cơ giá giảm hài lòng về khả năng sẽ giảm của giá dầu.
Opec và các đồng minh đang làm tốt công việc cân bằng thị trường dầu mỏ, duy trì cắt giảm nguồn cung khi cần thiết và đáp ứng kịp thời trước mối đe dọa của tình trạng thừa cung. Yếu tố này nằm ở phía tăng giá của dầu và có vẻ như bài học đã được rút kinh nghiệm từ sự sụt giảm nghiêm trọng về giá gây sốc cho thị trường trong năm 2014-2015. Tuy nhiên, những nhà đầu cơ giá giảm đang tận dụng lợi thế của giá cả bất cứ khi nào đá phiến Mỹ tạo ra tin tức về mức độ sản xuất ngày càng tăng. Điều này đã xảy ra trong vài năm và có thể tiếp tục thách thức sự cân bằng trong trung hạn, đặc biệt nếu số lượng giàn khoan của Mỹ tiếp tục tăng.
Một trong những thay đổi có thể cuối cùng sẽ thống trị một trong hai xu hướng là thỏa thuận thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu đạt được, Trung Quốc có thể trở lại con đường tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nghĩa là nhu cầu dầu mỏ và hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho giá cả hàng hóa. Nếu căng thẳng thương mại tiếp tục và không đạt được thỏa thuận, thì có nguy cơ tăng trưởng nhu cầu dầu thấp hơn và gây áp lực lên giá. Bên nào sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến giằng co này phụ thuộc vào những diễn biến tiếp theo trong các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nguồn: xangdau.net