Rủi ro giảm giá vẫn tồn tại đối với dầu thô trong bối cảnh đà suy giảm mạnh cuối năm đang diễn ra ở cả hai giá chuẩn, bất chấp cam kết do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đưa ra sẽ cắt giảm sản lượng trong năm tới.
Sự thận trọng đã tăng lên trong số các nhà đầu tư vì lo ngại về một thị trường chậm chạp bị mắc kẹt trong tình trạng dư cung và nhu cầu suy yếu. Trong bối cảnh lo ngại chống chất này, dầu thô đã giao dịch gần mức thấp nhất trong 18 tháng, với cả hai giá chuẩn đã bốc hơi hơn 40% kể từ khi đạt mức cao nhất trong 4 năm vào đầu tháng 10.
Tính đến thứ Hai, phiên giao dịch cuối cùng trước Giáng sinh, West Texas Intermediate (WTI) đã giảm xuống mức thấp 42,53 USD, trong khi Brent chốt ở mức 50,47 USD, xuống mức thấp nhất trong 16 tháng.
CUNG TĂNG VỌT BẤT CHẤP THỎA THUẬN CẮT GIẢM OPEC +
Có một mối lo ngại ở khắp nơi rằng thị trường toàn cầu sẽ phải đối mặt với tình trạng dư cung vào năm 2019, bất chấp có thỏa thuận giữa các thành viên OPEC và các nước sản xuất dầu lớn khác bao gồm Nga sẽ cắt giảm sản lượng vào năm tới.
Thỏa thuận này, được ký ngày 7/12 tại Vienna, quy định sản lượng cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm 2019, với các thành viên OPEC cam kết cắt giảm 800.000 thùng mỗi ngày, trong khi các nhà sản xuất ngoài OPEC cam kết giảm sản lượng gần 400.000 thùng mỗi ngày.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn hoài nghi liệu việc việc cắt giảm sẽ có thể làm giảm thặng dư nguồn cung, với các ngân hàng đầu tư lớn đang phát tín hiệu cảnh báo.
Dầu thô Brent dự kiến sẽ có giá trung bình chỉ khoảng 69 USD Mỹ một thùng vào năm 2019, thấp hơn mức dự báo tháng 11 là khoảng 77 USD, theo cuộc thăm dò mới nhất với 13 ngân hàng đầu tư của Wall Street Journal.
West Texas Intermediate (WTI) được dự đoán trung bình chỉ khoảng 63 USD một thùng, giảm so với dự báo tháng 11 là 70 USD.
Cuộc khảo sát được đưa ra tại thời điểm sự tăng tốc sản xuất rõ rệt trong năm nay của các quốc gia bao gồm Mỹ, Saudi và Nga.
"Cuối cùng, lợi ích của OPEC + đã diễn ra đầu tiên, như chúng tôi đã dự đoán, và phần còn lại của thế giới đứng thứ hai. Các nước thành viên có vấn đề dự trữ ngoại hối và ngân sách của riêng họ, và Mỹ hiện độc lập về năng lượng", Francisco Blanch, người đứng đầu bộ phận hàng hóa và nghiên cứu phái sinh tại Bank of America (BofA) Merrill Lynch, nói.
Sản lượng của bảy khu vực đá phiến lớn của Mỹdự kiến sẽ đạt 8,166 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 1, nhờ vào mức tăng lớn nhất là 134.000 thùng mỗi ngày kể từ tháng 9, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Hiện tại, Mỹ là nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới bằng cách bơm khoảng 10,88 triệu thùng mỗi ngày, vượt qua Saudi và Nga. Dữ liệu tồn kho của EIA cũng đã giảm trong tuần thứ ba liên tiếp sau khi tăng 10 tuần liên tiếp, theo dữ liệu của EIA.
"Con số sản xuất của Mỹ rất ấn tượng", Raymond Carbone, chủ tịch của Paramount Options có trụ sở tại New York, đề cập đến những điều đang diễn ra trên thị trường dầu mỏ "tạo ra một cơn bão giảm giá".
Với sự gia tăng liên tục nguồn cung của Mỹ, Wood Mackenzie, một công ty nghiên cứu và tư vấn có trụ sở tại Mỹ, cho biết vào đầu tháng 12, họ dự kiến một mức tăng 2,4 triệu thùng mỗi ngày trong sản xuất ngoài OPEC.
"Con số đó so với dự báo của chúng tôi về nhu cầu dầu sẽ chỉ tăng 1,1 triệu thùng/ngày trong năm 2019, hầu như không để lại khoảng trống cho sự gia tăng đáng kể trong sản xuất của OPEC vào năm tới và thực hiện cắt giảm sản lượng cần thiết để ổn định giá" Ann-Louise Hittle, phó chủ tịch dầu vĩ mô tại Wood Mackenzie, nói.
NỖI LO SỢ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CHẬM LẠI
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu khá chậm là 1,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019, trong khi EIA dự báo mức tăng ước tính là 1,5 triệu thùng mỗi ngày.
Người ta tin rằng những lo lắng như vậy là do mối quan tâm sâu sắc về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại trong bối cảnh các dấu hiệu như bán tháo chứng khoán và các thách thức địa chính trị do căng thẳng thương mại toàn cầu và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
"Những gì đã xảy ra theo ý kiến của tôi gần đây là sự giao thoa của nhiều vấn đề cơ bản ngoài dầu mỏ bao gồm các vấn đề địa chính trị", Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih nói với các phóng viên ở Riyadh trước đó. OPEC và các nhà sản xuất không phải là thành viên dự kiến sẽ gặp nhau vào tháng 4 năm 2019.
Tiêu thụ dầu ở các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, như Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm khoảng hai phần ba nhu cầu dầu toàn cầu, dự kiến sẽ giảm do sự tăng trưởng kinh tế dự kiến chậm lại.
"Hầu hết các nền kinh tế lớn có thể sẽ thấy hoạt động giảm tốc, với mức tăng trưởng GDP thực tế là 1,4% ở cả châu Âu và Nhật Bản, và tăng trưởng 4,6% trong tổng số các thị trường mới nổi", BofA Merrill Lynch cho biết gần đây.
Đồng đô la Mỹ mạnh cũng đã gây áp lực lên dầu trong những tháng gần đây, do sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán đã đẩy tiền tệ trú ẩn an toàn này lên cao hơn và khiến dầu thô định giá bằng đồng đô la trở nên đắt hơn. Việc tăng lãi suất lần thứ tư của Cục Dự trữ Liên bang FED trong năm nay càng làm phức tạp thêm tình hình do lo lắng về tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Tác động kết hợp của đồng đô la tăng và chi phí vay cao hơn đã làm giảm nhu cầu ở các nền kinh tế thị trường mới nổi quan trọng và khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro đi cùng với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả dầu thô và chứng khoán.
Và điều tồi tệ hơn, việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa một phần đã góp phần gây ra tổn thất về chứng khoán, với Dow Jones Industrial Average giảm mạnh 600 điểm trong khi Nasdaq và S&P 500 tiến vào thị trường gấu hôm thứ Hai.
Thị trường tương lai dầu thô đã giảm cùng với chứng khoán, vì cổ phiếu năng lượng chiếm khoảng sáu phần trăm vốn hóa thị trường trên toàn cầu, theo tổ chức tài chính UBS Thụy Sĩ.
"Nỗi đau ngắn hạn của giá dầu thấp hơn đối với các công ty và nhà sản xuất có thể làm lu mờ lợi ích dài hạn của người tiêu dùng dầu, như năm 2015. Vào ngày 18 tháng 12, cổ phiếu năng lượng giảm 2,4% đã góp phần xóa sạch mức tăng trong chỉ số S&P đầu năm, "ngân hàng đầu tư này nói trong một nghiên cứu gần đây.
Carbone cũng lưu ý mối liên hệ giữa giá dầu và bán tháo cổ phiếu. "Người ta không thể coi nhẹ những động thái giảm giá gần đây trên thị trường chứng khoán. Chúng ta quay trở lại với đồng đô la mạnh mẽ trong sự hỗn loạn của thị trường cũng như giá cổ phiếu đảo ngược sẽ là một phong vũ biểu của nhu cầu trong tương lai", nhà phân tích này nói.
Các nhà phân tích cũng cảnh giác về những gì sẽ diễn ra trong tương lai sau khi hạn chế sản xuất của OPEC hết hạn vào nửa cuối năm 2019, mặc dù Al-Falih đã bày tỏ sự lạc quan trong tuần trước về việc gia hạn thỏa thuận tháng 12 này.
"Chúng tôi sẽ gặp nhau vào tháng 4 và tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ gia hạn", Bộ trưởng Năng lượng Saudi cho biết. "Chúng tôi cần thêm thời gian để đạt được kết quả."
Nguồn: xangdau.net