Dầu thô đã giảm trong vài tuần qua do ngày càng có nhiều lo lắng về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang rình rập đè nặng lên giá. Tuy nhiên, dầu sẽ không rớt quá sâu như những người lái xe trên toàn thế giới mong muốn - hoặc như các chính trị gia tái đắc cử muốn nó diễn ra. Nếu không có sự kiện phá hủy nhu cầu nghiêm trọng, dầu sẽ vẫn đắt đỏ trong tương lai gần.
OPEC và công suất dự phòng quý báu của nhóm
OPEC đã nhiều lần báo hiệu rằng họ không cần vội vàng triển khai công suất dự phòng để thúc đẩy nguồn cung toàn cầu và hạ giá xuống. Một lý do cho điều này là giá cả: Ả Rập Xê Út đã tăng giá dầu đối với người mua châu Á trong vài tháng liên tiếp bởi vì họ có thể. Lý do khác là công suất dự phòng có hạn.
Đầu tuần trước, khi công bố Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng mới nhất, OPEC đã cảnh báo rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên mức có thể thử nghiệm công suất sản xuất của khối. OPEC cho biết lượng dầu mà nhóm cần sản xuất để đáp ứng nhu cầu toàn cầu có thể tăng lên 32 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Con số đó sẽ tăng từ 28,7 triệu thùng/ngày vào tháng 6 này, có nghĩa là OPEC sẽ cần phải tăng sản lượng lên hơn 3 triệu thùng/ngày trong vòng một năm rưỡi tới để đáp ứng nhu cầu, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. Và nhóm có thể không có công suất dự phòng để làm điều đó. Quả thật, Reuters vào đầu năm nay đã dẫn lời các nhà phân tích cảnh báo công suất dự phòng này có thể giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022.
Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với dự báo nhu cầu của OPEC. Ví dụ, Energy Aspects nhận thấy nhu cầu dầu vào năm 2023 ở mức 101,8 triệu thùng/ngày, thấp hơn khá nhiều so với mức dự báo 103 triệu thùng/ngày của OPEC. Nhưng ngay cả với nhu cầu ở mức 101,8 triệu thùng/ngày, “thị trường đang cực kỳ khan hiếm nguồn cung và chúng tôi không nghĩ Opec có khả năng cung cấp nguồn cung đó”, Amrita Sen của Energy Aspects nói với FT.
Đá phiến của Mỹ tiếp tục thận trọng
Trong khi các nhà phân tích thảo luận về năng lực sản xuất dự phòng của OPEC, thì tại Hoa Kỳ, các công ty khai thác đá phiến tiếp tục cách tiếp cận thận trọng của họ đối với tăng trưởng sản xuất trong bối cảnh Nhà Trắng tiếp tục kêu gọi thực hiện điều đó. Vì những lời kêu gọi này đặc biệt bao gồm một lời cảnh báo rằng quá trình chuyển đổi năng lượng vẫn là ưu tiên số một, ngành dầu khí đã không vội vàng đáp ứng lời kêu gọi tăng sản lượng.
Theo Báo cáo Tình hình Dầu khí Hàng tuần mới nhất của EIA, tổng sản lượng khai thác dầu trong tuần tính đến ngày 15/7 ước tính đạt 11,9 triệu thùng/ngày, giảm 100.000 thùng/ngày so với tuần trước đó. Tuy nhiên, nó đã tăng so với một năm trước, khi sản lượng trung bình đạt 11,4 triệu thùng/ngày. Mức trung bình bốn tuần cho đến ngày 15 tháng 7 là 12,025 triệu thùng/ngày.
Đây là một sự gia tăng khá vững chắc trong năm nhưng không phải là mức tăng đủ vững chắc so với nền tảng của nhu cầu. Nhà Trắng đã cáo buộc ngành công nghiệp này trục lợi từ giá dầu cao trong môi trường nguồn cung thắt chặt. Ngành công nghiệp này phản bác rằng họ đang phải chịu nhiều thách thức khác nhau, chẳng hạn như tình trạng thiếu nguyên liệu và thiết bị, và lạm phát cũng không phải là điều xa lạ đối với ngành công nghiệp dầu mỏ.
Đơn cử như, giá cát frac đã tăng 185% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3 năm nay lên khoảng 40- 45 USD/tấn. Giá thép cũng tăng, và lương cho công nhân mỏ dầu cũng tăng trong bối cảnh thiếu lao động. Do đó, nhiều công ty khoan đá phiến đã chuyển sang tái nứt vỉa (re-fracs) để thúc đẩy sản lượng.
Re-fracs, như tên gọi cho thấy, đề cập đến quá trình khoan thủy lực lần hai đối với một giếng hiện có để hút phần dầu thô còn lại với chi phí thấp hơn nhiều so với việc khoan một giếng mới. Điều này chống lại cáo buộc trục lợi, nhưng nó không giúp thúc đẩy sản xuất nhanh hơn.
Áp lực từ nhà đầu tư vẫn còn
Trong khi đó, áp lực từ các nhà đầu tư vẫn còn lớn đối với những công ty đại chúng trong ngành dầu khí Mỹ và không chỉ ở đó. Big Oil là một mục tiêu đặc biệt cho áp lực của nhà đầu tư. Và nó không chỉ là áp lực để tiếp tục chi trả cổ tức sau nhiều năm ‘đốt tiền’ trong khi bơm càng nhiều càng tốt cho đến khi giá lao dốc. Mà đó còn là áp lực báo hiệu trách nhiệm liên quan đến khí hậu nhiều hơn.
Công ty đầu tư Kimmeridge Energy Investments cho biết trong tuần trước, các công ty khoan đá phiến cần thực hiện các cam kết tham vọng hơn về khí hậu. Trong sách trắng, công ty lập luận rằng ngành công nghiệp dầu đá phiến của Hoa Kỳ nên tìm cách đưa lượng khí thải carbon ròng của mình xuống 0 vào năm 2030. Ngành công nghiệp này cũng nên cung cấp dữ liệu nhất quán về mặt này để giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc chọn các công ty tốt nhất để đầu tư vào.
Ben Dell, đồng sáng lập và đối tác quản lý của Kimmeridge, nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi gặp vấn đề về carbon, chứ không phải vấn đề về dầu khí. Nếu chúng ta có thể làm cho sản phẩm dầu và khí đốt của mình không có lượng khí thải carbon ròng, và tranh luận về cách đo lường nó và giá trị của nó, thì không có lý do gì chúng ta không sử dụng nó.”
Giữa lúc khả năng sản xuất của OPEC bị thu hẹp, tình trạng thiếu lao động trong ngành đá phiến của Mỹ và sự khăng khăng của các nhà đầu tư đòi báo cáo phát thải và cam kết không phát thải ròng, không khó để thấy giá dầu sẽ đi về đâu, ngay cả khi các lệnh trừng phạt đối với Nga đột ngột giảm xuống, điều này sẽ không xảy ra, ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine kết thúc, như nhiều quan chức EU đã nhận định.
Nguồn tin: xangdau.net