Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu thế giới hôm nay 16/9 giảm nhẹ

 Giá dầu giảm trong phiên sáng thứ năm (16/9), nhưng vẫn giữ được mức tăng của ngày hôm trước sau khi tồn trữ dầu thô của Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới giảm nhiều hơn dự kiến.

Dầu thô Brent giảm 13 US cent, tương đương 0,2%, xuống 75,33 USD/thùng, sau khi tăng 2,5% vào ngày hôm trước. Dầu thô Mỹ (WTI) của Mỹ giảm 12 US cent, tương đương 0,2% xuống 72,49 USD, sau khi tăng 3,1% vào thứ Tư.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết các kho dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ đã giảm mạnh vào tuần trước, do các nhà máy lọc dầu ở vùng Vịnh Mỹ và các cơ sở khai thác dầu ngoài khơi vẫn đang phục hồi sau cơn bão Ida.
Tồn trữ dầu thô giảm 6,4 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 10/9 xuống còn 417,4 triệu thùng, EIA cho biết, khác so với cuộc thăm dò của Reuters về mức giảm 3,5 triệu thùng.
Cơn bão đã gây ra sự sụt giảm nguồn cung trên toàn cầu lần đầu tiên trong 5 tháng nhưng thị trường sẽ bắt đầu tiến tới mức cân bằng vào tháng 10 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, một nhóm có tên là OPEC + có kế hoạch tăng nguồn cung.
Bão nhiệt đới Nicholas di chuyển chậm qua vùng duyên hải Vịnh Mexico hôm 14/9. Nicholas là bão lớn thứ hai tiến vào vùng duyên hải vịnh Mexico của Mỹ những tuần gần đây, gây mưa lớn và mất điện. Tuy nhiên, hầu hết nhà máy lọc dầu ở bang Texas vẫn hoạt động bình thường và lưới điện nhanh chóng được phục hồi.
Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 8, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020, do sự bùng phát trở lại của virus corona và việc cắt giảm mạnh hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu làm ảnh hưởng đến sản lượng tại các nhà máy lọc dầu. Sản lượng lọc dầu trong tháng 8 là 58,35 triệu tấn, tương đương 13,74 triệu thùng/ngày (bpd), giảm 2,2% so với một năm trước đó, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết hôm thứ Tư. Con số này cũng thấp hơn mức 13,91 triệu thùng/ngày vào tháng 7, mức thấp nhất trong 14 tháng. Tổng sản lượng trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 470,79 triệu tấn, tăng 7,4% so với một năm trước đó, phần lớn phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế sau tác động ban đầu của đại dịch COVID-19.

Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 3% lên mức cao nhất trong 7 năm

Giá khí tự nhiên (LNG) tại Mỹ tăng hơn 3% lên mức cao nhất trong bảy năm. Giá khí tăng cao khiến nhu cầu xuất khẩu của Mỹ ở mức cao và sản lượng ở Vịnh Mexico vẫn chưa khôi phục hoàn toàn sau cơn bão Ida hơn hai tuần trước.

Các nhà giao dịch lưu ý rằng giá LNG tại Mỹ tăng bất chấp dự báo về thời tiết bớt nóng hơn và nhu cầu thấp hơn trong hai tuần tới so với dự kiến trước đó.

Lượng khí đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng lên 10,7 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) vào tháng 9, tăng từ 10,5 bcfd trong tháng 8.

Hợp đồng khí LNG giao sau tăng 20,0 US cent, tương đương 3,8%, lên mức 5,460 USD/ mmBtu, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 2 năm 2014.

 

Kể từ khi cơn bão Ida tiến vào Vịnh Mexico vào cuối tháng 8, giá khí LNG đã tăng 35% do hoạt động sản xuất chậm lại, thời tiết nóng hơn bình thường của Mỹ và nhu cầu điều hòa không khí cao trong mùa hè này.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt tại 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống mức trung bình 90,2 bcfd cho đến nay vào tháng 9, từ mức 92,0 bcfd trong tháng 8.

Khoảng 0,9 bcfd, tương đương 39%, sản lượng khí đốt ở Vịnh Mexico của Mỹ vẫn đóng cửa kể từ Ida, theo dữ liệu của chính phủ.

Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 86,7 bcfd trong tuần này xuống 85,1 bcfd vào tuần tới khi việc sử dụng điều hòa không khí và xuất khẩu LNG giảm.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM