Giá dầu giảm vào phiên chiều 13/1, giảm trở lại từ mức tăng trong hai phiên trước đó, trong bối cảnh không chắc chắn về nhu cầu ngắn hạn khi các trường hợp biến thể Omicron rất dễ lây lan trên toàn cầu.
Dầu thô Mỹ giảm 20 US cent, tương đương 0,2%, xuống 82,44 USD/thùng, sau khi tăng 1,7% trong phiên trước.
Dầu thô Brent giao sau giảm 19 US cent, tương đương 0,2% xuống 84,48 USD/thùng, sau khi tăng 1,3% vào hôm thứ Tư.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ hôm thứ Tư cho thấy nhu cầu nhiên liệu đã bị ảnh hưởng bởi Omicron, với dự trữ xăng tăng 8 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 7/1, khác so với các nhà phân tích là tăng 2,4 triệu thùng.
Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết: “Nhu cầu xăng dầu yếu hơn dự kiến và vẫn ở dưới mức trước đại dịch, và nếu điều này trở thành xu hướng, giá dầu sẽ không thể tiếp tục tăng cao hơn”.
Tuy nhiên, Moya nói thêm, tác động của Omicron dự kiến sẽ tồn tại trong thời gian ngắn.
Trước đó, thị trường đưa thông tin sự sụt giảm lớn hơn dự kiến đối với tồn kho dầu thô và thực tế là kho dự trữ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2018, đẩy Brent và WTI chạm mức cao nhất trong hai tháng vào thứ Tư.
ANZ Research đã chỉ ra rằng số chuyến bay thương mại đang ở mức thấp hơn 16% so với mức của năm 2019 trong tuần tính đến ngày 11 tháng 1. Điều đó ít nhất là tốt hơn so với tuần cuối cùng của tháng 12, khi giảm 20% so với mức trước đại dịch, theo FlightRadar 24.
Tuy nhiên, nguồn cung của Mỹ sẽ tăng lên khi các nhà sản xuất đang sản xuất nhanh hơn bằng cách mở rộng các hoạt động ở mỏ dầu đá phiến hàng đầu của đất nước, lưu vực Permian ở phía tây Texas và New Mexico, theo dữ liệu nghiên cứu.
Nguồn tin: Vinanet