Giá dầu giảm vào phiên sáng thứ tư (15/6) do lo lắng về nhu cầu nhiên liệu trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dự kiến ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất ít nhất 75 điểm cơ bản để chống lạm phát.
Dầu thô Mỹ giảm 8 cent, tương đương 0,1%, xuống 118,85 USD/thùng. Dầu thô Brent giao sau giảm 26 cent, tương đương 0,2% xuống 120,91 USD/thùng.
Lạm phát gia tăng đã khiến các nhà đầu tư và nhà kinh doanh dầu mỏ phải chuẩn bị cho một động thái lớn của Fed trong tuần này - đây có thể là đợt tăng lãi suất lớn nhất của Mỹ trong 28 năm.
Về phía cầu, đợt bùng phát COVID mới nhất của Trung Quốc, đã làm dấy lên lo ngại về giai đoạn áp dụng biện pháp hạn chế.
Trong báo cáo hàng tháng của mình, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn giữ nguyên dự báo rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ vượt quá mức trước đại dịch vào năm 2022, nhưng cho biết việc căng thẳng giữa Nga và Ukraine và liên quan đến đại dịch Covid-19 gây ra rủi ro đáng kể.
Nhóm các nhà sản xuất nhận thấy tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại trong năm tới, vì giá dầu tăng cao làm lạm phát tăng và là lực cản đối với nền kinh tế toàn cầu.
Thông tin hỗ trợ giá cả là nguồn cung bị thắt chặt, vốn đã trầm trọng hơn do xuất khẩu từ Libya giảm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị ảnh hưởng đến sản lượng.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm 17%
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm khoảng 17% xuống mức thấp nhất trong 5 tuần vào thứ Ba (14/6) do việc ngừng hoạt động kéo dài tại nhà máy xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng Freeport ở Texas.
Ngoài ra, thông tin về việc khởi động lại Freeport có thể mất 90 ngày thay vì ước tính ban đầu là ba tuần, làm trầm trọng thêm lo ngại về tình trạng thiếu khí đốt ở châu Âu.
Freeport, nhà máy xuất khẩu LNG lớn thứ hai của Mỹ, tiêu thụ khoảng 2 tỷ feet khối (bcfd) khí mỗi ngày.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,42 USD, tương đương 17%, xuống 7,189 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 9/5.
ó là mức giảm tỷ lệ phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ mức giảm 26% vào cuối tháng 1 trong năm vốn đã là một năm cực kỳ biến động đối với thương mại khí đốt.
Giá khí đốt giao sau của Mỹ vẫn tăng khoảng 96% trong năm nay do giá cao hơn nhiều ở châu Âu và châu Á khiến nhu cầu xuất khẩu LNG của Mỹ tăng mạnh.
Lượng khí trung bình đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã giảm từ 12,5 bcfd vào tháng 5 xuống 11,8 bcfd cho đến nay vào tháng 6, với sự cố ngừng hoạt động của Freeport, theo dữ liệu từ Refinitiv.
Nguồn tin: Vinanet