Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu thế giới giảm hơn 3% trong phiên 13/5

 Việc tăng lãi suất thường sẽ thúc đẩy đồng USD đi lên, từ đó gây áp lực lên giá dầu vì khiến “vàng đen” trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Giá dầuthế giới giảm khoảng 3% trong phiên ngày 13/5 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tại Ấn Độ ngày càng trầm trọng và đường ống dẫn dầu tại Mỹ đã nối lại hoạt động, làm giảm đà tăng mà đã đưa dầu thô lên mức cao của 8 tuần sau dự báo về nhu cầu thế giới phục hồi vào cuối năm nay.


Giá dầu thế giới giảm hơn 3% trong phiên 13/5 Ảnh: TTXVN phát

Khép phiên này giá dầu Brent Biển Bắc giảm 2,27 USD (3,3%) xuống 67,05 USD/thùng sau khi tăng 1% trong phiên 12/5. Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,26 USD (3,4%) xuống 63,82 USD/thùng, sau khi tăng 1,2% trong phiên trước đó.

Giá hai loại dầu chủ chốt này để ghi nhận mức giảm phần trăm lớn nhất tính theo ngày kể từ đầu tháng 4/2021. Giá mặt hàng này cũng chịu sức ép khi giá hàng hóa nhìn chung đều tăng, thiếu hụt lao động và số liệu về chỉ số giá tiêu dùng tăng nhiều hơn dự kiến trong tuần này đã làm dấy lên lo ngại lạm phát, có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.

Việc tăng lãi suất thường sẽ thúc đẩy đồng USD đi lên, từ đó gây áp lực lên giá dầu vì khiến “vàng đen” trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết những người lái xe mong đợi các trạm đổ xăng sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào cuối tuần này, dù cho khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang diễn ra ở một số khu vực, trong bối cảnh mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu hàng đầu của nước này -Colonial Pipeline -vừa được khởi động lại sau khi bị đóng cửa bởi một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền.

Việc đóng cửa Colonial Pipeline suốt một tuần qua, nơi vận chuyển 100 triệu gallon nhiên liệu mỗi ngày, gây ra tình trạng thiếu xăng, cũng như tình trạng khẩn cấp từ bang Virginia đến Florida, khiến hai nhà máy lọc dầu phải hạn chế sản xuất và thúc đẩy các hãng hàng không cải tổ hoạt động tiếp nhiên liệu (1 gallon = 3,78 lít).

Một dấu hiệu khác làm tác động đến nhu cầu dầu là Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới, đã ghi nhận thêm một biến thế mới của virus gây dịch COVID-19. Các chuyên gia y tế cũng chưa thể trả lời về việc khi nào số ca mắc sẽ bùng tăng cao và các quốc gia khác đang cảnh giác về khả năng lây nhiễm của biến thể hiện đang lan rộng trên toàn thế giới này.

Các nhà phân tích của PVM cho biết có những lo ngại về sự lây lan dịch bệnh tại Ấn Độ và châu Á ngày càng tăng sẽ làm suy giảm nhu cầu dầu mỏ. Tuy nhiên, tác động của điều này dự kiến sẽ tương đối ngắn và nửa cuối năm 2021 sẽ chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng của tăng trưởng nhu cầu dầu./.

Nguồn tin: Bnews

ĐỌC THÊM