Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu thế giới bất ngờ giảm nhiệt

 Sau chuỗi ngày tăng nóng, giá dầu trên thị trường thế giới trong phiên giao dịch hôm nay có xu hướng giảm nhẹ.

Theo dữ liệu của Oilprice.com, trong phiên giao dịch ngày 17.3, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4.2021 đứng ở mức 64,74 USD/thùng, giảm 0,09% trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent cũng giảm nhiệt 0,23% xuống còn 68,23 USD/thùng.

Giá dầu thế giới đang có dấu hiệu giảm nhiệt sau chuỗi ngày tăng nóng. Ảnh: Oilprice

Giá dầu trong ngày hôm nay tiếp tục giảm mạnh xuất hiện trong bối cảnh thị trường đang xuất hiện rất nhiều yếu tố có thể khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô có đi xuống.
Đáng chú ý nhật là thông tin chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc việc tăng thuế liên bang đối với các tập đoàn, những người có thu nhập cao và nhiên liệu để chi trả cho một chương trình kinh tế dài hạn.

Các phân tích cho thấy, quyết định trên nếu được thông qua và triển khai tạo những tác động tiêu cực đối với khả năng tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô trên thị trường.

Bên cạnh đó, xu hướng giảm chủ yếu còn do tồn kho dầu của Mỹ tăng trong tuần thứ hai liên tiếp thêm 13,8 triệu/thùng, do chịu tác động của cơn bão mùa đông xảy ra tháng trước ở Texas.

Bên cạnh đó, việc một loạt các nước châu Âu như Đức, Pháp và Ý bất ngờ thông báo tạm dừng tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cũng làm dấy lên lo ngại về diễn biến tiêu cực của dịch bệnh, gây nhiều lo ngại và có thể tác động đến khả năng tiêu thụ dầu thô.

Có thể thấy tồn kho xăng và dầu diesel lần lượt giảm 11,9 triệu thùng và 5,5 triệu thùng. Hiện tại, tồn kho dầu thương mại của Mỹ cao hơn 46,6 triệu so với mức trước dại dịch. Hơn nữa, sản lượng của Mỹ tăng 900.000 thùng/ngày lên mức 10,90 triệu thùng/ngày.

Tuy nhiên ở chiều ngược lại và với triển vọng giá tăng cho năm 2021, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự kiến nguồn cung ngoài OPEC sẽ tăng 1 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 63,9 triệu thùng/ngày với mức tăng lớn nhất dự kiến đến từ Brazil, Na Uy, Canada và Nga.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế hàng đầu thế giới có mức tiêu thụ dầu thô lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc liên tục ghi nhận các tín hiệu tăng trưởng tích cực, tạo hiệu ứng tâm lý lạc quan về khả năng cải thiện nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô.

Đặt trong bối cảnh trên, giới phân tích cho rằng, giá dầu hôm nay 17.3 mất đà tăng là do thị trường dầu thô đang trong giai đoạn tìm mặt bằng giá mới khi các yếu tố cung – cầu tìm được trạng thái cân bằng.

Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu trong ngày 17.3 phổ biến: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.722 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 18.881 đồng/lít và giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.401 đồng/lít.

Trước đó, các tổ chức đầu như HSBC và KBSV lưu ý khả năng giá dầu thô tăng cao trên thị trường thế giới có thể gây áp lực lên mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2021.

Cụ thể, các chuyên gia của HSBC bày tỏ lo ngại lạm phát sẽ có áp lực tăng từ giá vận tải cao hơn khi giá dầu thô được dự báo có thể tăng ca0 trong năm 2021.

Nguồn tin: Lao động

ĐỌC THÊM