Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu thấp không phải là vấn đề duy nhất đối với dầu đá phiến ở Permian

Trong khi giá dầu thấp đang bắt đầu làm chậm sự tăng trưởng của đá phiến ở Mỹ, thì trong những năm tới, việc khoan dầu khí có thể bị hạn chế bởi một vấn đề khác: thiếu nước.

Nước là một thành phần quan trọng trong quá trình fracking và  các công ty khoan dầu sử dụng khối lượng nước lớn. Vấn đề đối với ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ là quá nhiều sự tăng trưởng sản lượng được dự kiến ​​trong nửa thập kỷ tới hoặc khoảng thời gian ấy phụ thuộc rất nhiều vào lưu vực Permian, nơi nước ngày càng khan hiếm.

Theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley, nước đã chiếm khoảng 15% chi phí của một giếng đá phiến. Ngân hàng đầu tư này viết trong một báo cáo mới “ở Permian, tổng chi tiêu cho nước dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi trong 5 năm tới, lên 22 tỷ đô la, khi các công ty thăm dò và khai thác(E & Ps) sử dụng trung bình 50 thùng nước cho mỗi foot khoan ngang hoàn thành (1 foot=0,3048m)”. “Giả sử 10 nghìn feet khoan ngang cho mỗi giếng, điều này ám chỉ rằng với xấp xỉ 5.500 giấy phép giếng Permian hiện tại sẽ cần khoảng 2,75 tỷ thùng nước để hoàn thành”.

Điều đó là rất nhiều nước trong một khu vực mà không có nhiều nước. “Do cần một lượng nước khổng lồ, nên chúng tôi tin rằng hạn hán và khan hiếm nước có nguy cơ lâu dài đối với kinh tế đá phiến, đặc biệt là ở Permian, một khu vực tăng trưởng cốt lõi trong khu vực dễ bị hạn hán”, Morgan Morgan cảnh báo.

Nó đáng để tạm dừng và lưu ý rằng các cảnh báo này không đến từ một nhóm môi trường, hoặc thậm chí một tổ chức cộng đồng địa phương phản đối sự hiện diện khoan giếng. Mà nó đến từ một ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall, hãng này nói rằng kinh tế khoan dầu trong lưu vực đá phiến nóng nhất thế giới có thể bị ảnh hưởng vì khan hiếm nước.

Đó là một sự phát triển khá mỉa mai. Khí thải nhà kính từ việc khoan dầu khí đang thúc đẩy biến đổi khí hậu, điều này có thể khiến cho lưu vực dầu khí đáng mong đợi nhất ngày càng tốn kém do các vấn đề về nước ngày càng gia tăng.

Morgan Stanley tiếp tục cung cấp thêm chi tiết về quy mô của vấn đề. Morgan Stanley đã xếp phủ dữ liệu khan hiếm nước từ Viện Tài nguyên Thế giới với các vị trí giếng Permian, nhận thấy rằng “53% giếng Permian đang được khoan hiện nay nằm ở những khu vực có nguy cơ nước cao”, ngân hàng đầu tư kết luận. “Hiện tại, tuy các nhà khai thác cảm thấy thoải mái với nguồn nước sẵn có, nhưng có những tiền lệ (gần đây nhất là vào năm 2011/2012 tại Oklahoma), nơi tình hình hạn hán nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoàn thành giếng.

Ngoài ra còn có một vấn đề nước riêng khác mà các công ty khoan đá phiến phải đối mặt. “Nước từ khai thác dầu” - nước chảy ra từ giếng khi được khoan - phải được xử lý bằng cách nào đó. Thể tích nước chảy ra từ một ​​giếng đá phiến có thể vượt quá dầu với tỷ lệ 10:1. Tỷ lệ này cũng tăng theo thời gian khi dầu từ các giếng riêng lẻ bắt đầu cạn kiệt, do đó chi phí cho việcloại bỏ nước thải cũng tăng lên.

Nước có thể được bơm dưới lòng đất vào các giếng bỏ đi, điều này mangtới nguy cơ về môi trường và địa chấn. Hoặc nó được chở đi để tái chế hoặc một số hình thức xử lý khác, thường được thực hiện bởi các bên thứ ba, với chi phí rất lớn. Năm ngoái, Wood Mackenzie cho biết chỉ riêng chi phí xử lý nước thải tăng lên làm tăng giá hòa vốn ở Permian thêm 3 đến 6 đô la mỗi thùng dầu, có khả năng cắt giảm sản lượng dầu ở Permian trong tương lai xuống khoảng 400.000 thùng/ngày vào năm 2025.

Morgan Stanley lưu ý rằng các công ty khoan đá phiến đang ngày càng tái chế nước mà họ sử dụng để khoan giếng, bơm nó trở lại dưới lòng đất để được sử dụng lại trong giếng tiếp theo. Điều đó tất nhiên là giúp tiết kiệm sử dụng nước, mà nó cũng giúp cắt giảm chi phí xử lý nước thải. Ngân hàng đầu tư cho biết chỉ cần tái chế nước có thể tiết kiệm khoảng 1 đô la mỗi thùng.

“Những nguy cơ về nước cho đến nay phần lớn được mô tả là một vấn đề chi phí, nhưng khi các dự án tiếp tục tăng quy mô, thì nguy cơ đó trở nên nghiêm trọng hơn”, Ryan Duman, nhà phân tích của Wood Mackenzie nói. “Chúngthực sự có thể tác động đến khả năng thực hiện các hoạt động. Các nhà đầu tư và đối tác dự án nên thách thức các công ty khai thác về cách quản lý nước”.

Tóm lại, chi phí có thể tăng lên vì lượng dầu đến từ các giếng kế thừa đang tăng lên khi việc khoan tăng sinh; tình trạng khan hiếm nước ngày càng trầm trọng, có thể làm tăng chi phí nước cần thiết để khoan một giếng; và khi thời đại điên cuồng Permian, các công ty khoan dầubị đẩy vào những nơi ít mong muốn hơn ở ngoại vi, nơi tính kinh tế có thể xấu hơn để bắt đầu với những giếng nơi đó.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM