Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu thấp hay đồng USD suy yếu: Chọn một trong hai

Hãy lướt qua biểu đồ giao dịch tính bằng đồng đôla Mỹ, và lưu ý đến những đỉnh cao và mức thấp trong giá dầu mỗi thùng quanh mỗi đỉnh và đáy. Bạn có thể tra cứu giá dầu được điều chỉnh theo lạm phát trong lịch sử bằng biểu đồ hữu ích này: Giá dầu thô - Biểu đồ Lịch sử 70 năm.

Tất nhiên, sự tương quan này không hoàn hảo. Dầu mỏ tương đối rẻ từ năm 1986 đến năm 2003, do nguồn cung tương đối dồi dào khi Ả-rập Xê-út và các mỏ dầu mới tăng cường sản lượng, với hai giai đoạn diễn biến giá cực đoan: tăng nhanh vào năm 1990 trước Chiến tranh vùng Vịnh lần đầu và lao dốc xuống 17 USD trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế, chiến tranh và những cú sốc nguồn cung sẽ làm biến động giá dầu bất kể giá trị của USD. Điều đó cho thấy, rõ ràng là nếu không có những cú sốc như vậy, thì có sự tương quan mạnh mẽ giữa đồng USD mạnh hơn với giá dầu thấp hơn (tất nhiên là tính bằng USD) và đô la suy yếu thì giá dầu cao hơn.

Lý do rất đơn giản: nếu đồng USD tăng sức mua so với các đồng tiền khác, nó sẽ mua được nhiều dầu hơn cho mỗi đôla.

Ngược lại, khi USD suy yếu, sức mua của đồng tiền này sụt giảm và phải mất nhiều USD hơn để mua một thùng dầu nhập khẩu.

(Lưu ý rằng giá của dầu được sản xuất trong nước phần lớn tập trung vào thị trường toàn cầu. Dầu thô WTI có thể thấp hơn vài đô la mỗi thùng so với dầu thô Brent, nhưng nếu giá thế giới tăng vọt thì giá dầu thô sản xuất ở Mỹ cũng sẽ tăng lên)

Do dầu mỏ và khí đốt là những nguồn lực thiết yếu của nền kinh tế công nghiệp nên giá được trả bởi người tiêu dùng và các ngành thương mại là rất quan trọng.

Một cách để Hoa Kỳ có thể giảm giá trên toàn cầu đối với dầu là đẩy sức mua của USD cao hơn. Đó là một lợi ích to lớn mà ít nhà bình luận nào đề cập đến. Thay vào đó, các chuyên gia nói về những lợi ích của một đồng đô la yếu hơn, làm giảm giá trị xuất khẩu.

Điều gì quan trọng nhất đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp? Một đốm sáng nhỏ trong xuất khẩu (một mảng tương đối khiêm tốn của nền kinh tế Mỹ) hoặc giảm giá năng lượng ở trạm bơm?

Nếu suy thoái kinh tế có thể gây áp lực ngân sách gia đình, thì một cách chắc chắn để giảm bớt chi tiêu cho dầu/xăng sẽ là làm đồng USD mạnh lên.

Có hai cơ chế cơ bản để củng cố USD: tăng lãi suất, do đó, vốn toàn cầu chảy vào tài sản nợ bằng USD để kiếm được lợi suất cao hơn, hoặc một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến vốn toàn cầu tìm kiếm thiên đường an toàn tương đối của đồng USD.

Trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu, thanh khoản và tín dụng sẽ cạn kiệt, và tất cả những con nợ không phải là người Mỹ sẽ phải tranh nhau mua USD để thanh toán các khoản nợ của họ. Điều này cũng sẽ làm tăng nhu cầu USD, đẩy USD lên cao hơn.

Cục Dự trữ Liên bang nhấn mạnh rằng lợi tức phải ở mức gần bằng 0 hoặc nền kinh tế sẽ sụp đổ. Người Mỹ trả lãi từ 15% đến 23% trên thẻ tín dụng của họ đã không thấy bất kỳ lợi ích nào từ lãi suất gần bằng không, cũng như những sinh viên vay tiền. Những người hưởng lợi thực sự của lãi suất thấp là các nhà tài trợ, các ngân hàng và tập đoàn mà vay khoản tiền lớn.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM