Quay lại cuối tháng 5, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Saudi Khalid Al-Falih đã phát biểu rằng "xuất khẩu sang Mỹ sẽ giảm đáng kể", khi Saudi điều chỉnh trong tâm của mình vào việc giảm xuất khẩu sang trung tâm năng lượng minh bạch nhất thế giới.
Xuất khẩu từ Saudi sang Mỹ mất khoảng bảy tuần để đến nơi- do đó, khi chúng ta đang tiến gần đến cuối tháng 7, chúng ta có thể nhìn thấy từ các chuyến hàng của Ả-rập vào tháng này rằng họ không chỉ đang nói suông mà đang thực hiện.
Nhập khẩu trong tháng 1 đã đạt gần mức cao ba năm, khi nước xuất khẩu hàng đầu của OPEC tăng mạnh xuất khẩu dầu thô vào cuối năm ngoái trước khi cắt giảm sản xuất tháng 1.
Nhập khẩu vẫn còn mạnh trong tháng 5, trung bình hơn 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong 5 tháng đầu năm nay. Sau đó, nhập khẩu tháng 6 sụt giảm, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, trước khi nhập khẩu tháng 7 thậm chí giảm mạnh hơn nữa. Chỉ còn vài ngày nữa là hết tháng, dầu của Saudi vào Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2015:
Việc thay đổi trong chiến thuật của Ả Rập có ý nghĩa hợp lý. Mỹ không chỉ là nước tiêu thụ dầu hàng đầu trên thế giới mà còn có số liệu kịp thời, minh bạch và đáng tin cậy nhất. Khi số liệu EIA đã và đang ngày càng được xem xét kỹ lưỡng cho các dấu hiệu của một thị trường toàn cầu thắt chặt, thì việc tồn kho không giảm mạnh trong tháng 6 đã khiến giá dầu xuống mức thấp trong năm.
Tuy nhiên, ngoài nhập khẩu bằng đường biển chậm lại, thì công suất các nhà máy lọc dầu đang hoạt động mạnh và xuất khẩu dầu thô phục hồi cũng đã góp phần dẫn đến dự trữ dầu thô giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 01. Các sản phẩm từ dầu cũng giảm trong bối cảnh xuất khẩu mạnh và nhu cầu mùa hè nhiều hơn có nghĩa là tổng lượng tồn kho dầu và sản phẩm chưng cất đã bị thiếu hụt, lần đầu tiên kể từ giữa năm 2014:
Chúng ta đã thảo luận về Venezuela vào đầu tuần trước, và các biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng như thế nào đến nhập khẩu dầu thô của Mỹ như thế nào. Người ta đã gợi ý rằng các nhà máy lọc dầu của Mỹ nên quay lại nguồn dầu của Venezuela để tránh rủi ro về thiếu hụt cung.
Mặc dù các chuyến hàng của Venezuela đến Mỹ cực kỳ thấp trong tháng trước, nhưng điều này có thể xảy ra do cả thời gian, và sự tranh giành tiền mặt, chứ không phải từ quốc gia gặp khó khăn.
Tuy Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho dầu của Venezuela, nhưng do Venezuela cần phải thanh toán các khoản nợ dầu với 50 tỷ USD, quốc gia Mỹ Latinh này cũng đang chuyển dầu thô tới Ấn Độ để tăng tiền mặt. Ngân quỹ cũng được bổ sung bằng cách bán dầu tới Mỹ, do đó sự sụt giảm trong khối lượng xuất khẩu của tháng trước đang được theo sau bởi sự phục hồi.
Nguồn tin: xangdau.net