Giá dầu đã giảm trong hơn hai tuần nay, và rất có thể, nó sẽ tiếp tục đi xuống bất chấp sự nỗ lực từ các nhà lập pháp Mỹ, những người đã làm dấy lên hy vọng rằng họ có thể thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ đô la để đối phó đại dịch. Nhưng điều này sẽ là đủ?
John Kemp của Reuters đã viết trong chuyên mục về các vị thế của quỹ đầu cơ mới nhất của mình rằng mức tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu đã giảm tới 10 triệu thùng/ngày. Ông cũng cho biết các quỹ phòng hộ đã cố gắng cảm nhận điểm uốn của giá dầu hai lần kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu và đã thất bại cả hai lần. Thiệt hại nặng nề cuối đánh gục hy vọng: tình hình kinh tế, theo Kemp, là điều tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ Hai.
Điều này có nghĩa là sự phục hồi sẽ mất một thời gian và nó cũng có thể là một thời gian dài. Các chính phủ ở châu Âu, như Washington, đang công bố các kế hoạch phục hồi và các ngân hàng trung ương đang lên kế hoạch cho các gói kích thích kinh tế. Tuy nhiên, sẽ là không thực tế khi tưởng tượng rằng các nền kinh tế bị buộc phải đóng cửa hoàn toàn sẽ đột ngột phát triển từ hỗ trợ tài chính của chính phủ cho những người gặp khó khăn nhất trong cuộc khủng hoảng. Rốt cuộc, đừng quên rằng bên cạnh sự sụt giảm trong tiêu dùng do dịch bệnh bùng phát, chúng ta cũng sống trong một thế giới dư thừa dầu do sự mất cân bằng kéo dài giữa cung và cầu, và gần đây nhất là kế hoạch thúc đẩy sản xuất một cách đáng kể của Saudi Arabia để buộc Nga suy nghĩ lại về lập trường của mình với đề xuất cắt giảm sâu hơn.
Trong bối cảnh này, một số quỹ phòng hộ đã bị lung lay bởi những mơ tưởng và lý do chung chắc chắn rằng giá cả đã giảm cho đến nay nên nó phải bắt đầu tăng trở lại sớm, như Kemp lưu ý trong chuyên mục của mình. Tuy nhiên, lý luận vững chắc chung chung không phai lúc nào cụng hiệu quả 100% và, công bằng mà nói, rất nhiều quỹ phòng hộ mua vào đã giảm các vị thế ngắn của họ, theo Kemp. Ngành công nghiệp dầu mỏ, trong khi đó, đang chuẩn bị cho dầu trượt giảm hơn nữa.
Shell, Total, Eni, Exxon và Chevron đều đã công bố kế hoạch cắt giảm ngân sách của họ để đáp ứng với tình hình giá cả. Bây giờ, đó là một điều nếu các E&P trong đá phiến của Mỹ thông báo cắt giảm chi tiêu. Đó là một điều khác nữa nếu các công ty dầu mỏ khổng lồ bắt đầu cắt giảm. Khi các doanh nghiệp siêu lớn này bắt đầu cắt giảm, tình hình trở nên đáng báo động. Các công ty dầu khí tích hợp lớn nhất thế giới này luôn kiên cường hơn nhiều trước những cú sốc giá cả và suy thoái so với những đối thủ nhỏ hơn. Nếu các doanh nghiệp dầu mỏ khổng lồ này nghĩ rằng tình hình đủ quan trọng để sửa đổi kế hoạch chi tiêu và ngừng mua lại cổ phiếu, thì nó phải điều thật sự kinh khủng.
Thật không may, nó có thể còn tồi tệ hơn. Sự mất cân bằng trong cung và cầu cũng liên quan đến dầu trong kho, do sự mất cân bằng này đã ngày càng tăng. Theo OilX, có khoảng 750 triệu thùng được lưu trữ trên đất liền và ngoài khơi. Tồn kho này có thể lên tới 1 tỷ thùng, theo các nhà phân tích.
Trong khi đó, đại dịch vẫn đang bùng nổ, với đợt lây nhiễm mới đang siết chặt một số nước châu Á. Bản thân Trung Quốc đã báo cáo 78 trường hợp mới trong tuần này sau vài ngày không có ca nhiễm mới. Hầu hết trong số này là “nhập khẩu” và đến từ những người trở về từ nước ngoài. Đợt lây lan thứ hai của dịch bệnh có thể làm tê liệt ngành công nghiệp vận tải thậm chí còn nghiêm trọng hơn, trì hoãn sự phục hồi. Nó cũng sẽ làm mất cân bằng thị trường dầu mỏ.
Trong khi "sự vắng mặt kéo dài của giao thông hàng không dự kiến sẽ gây ra một trở ngại đáng kể theo cách riêng của nó", thì nguồn cung tăng dự kiến sẽ nhanh chóng lấp đầy kho và khiến giá giảm mạnh khi nhu cầu thực tế tiếp tục bốc hơi, chiến lược gia trưởng thị trường toàn cầu của AxiCorp,” Stephen Innes nói.
Nếu điều này xảy ra, không có sự cắt giảm sản lượng nào có thể giúp dầu vì các nguyên tắc cơ bản một lần nữa bao trùm các hy vọng, kế hoạch và đầu cơ. Ngay cả một liên minh dầu giữa Saudi Arabia và Mỹ cũng sẽ không thể làm được gì nhiều khi không gian lưu trữ bị lấp đầy trong khi nhu cầu tiếp tục thở trì trệ.
Nguồn: xangdau.net