Bị đe dọa bởi triển vọng ảm đạm cho nền kinh tế toàn cầu và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ, các nhà quản lý tiền tệ tiếp tục tích lũy vị thế bán và cắt giảm vị thế mua.
Các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý danh mục đầu tư khác đã cắt giảm vị thế dài ròng của họ- là chênh lệch giữa đặt cược giá lên và giá giảm- trong sáu hợp đồng tương lai dầu khí quan trọng nhất xuống bớt 96 triệu thùng trong tuần báo cáo mới nhất tính đến ngày 11 tháng 6, theo dữ liệu sàn giao dịch được biên soạn bởi nhà báo John Kemp của Reuters.
Cụ thể, các quỹ phòng hộ đã cắt giảm 54 triệu thùng, trong khi đó bổ sung thêm 42 triệu thùng vị thế bán trong các hợp đồng dầu khí trong tuần tới ngày 11 tháng 6, đẩy nhanh việc bán tháo trong bảy tuần qua lên 396 triệu thùng. Trong 15 tuần trước đó, các nhà quản lý tiền tệ đã tăng các vị thế dài thêm 609 triệu thùng, dữ liệu được tổng hợp bởi Kemp cho thấy.
Tính tới cuối tháng 4, các quỹ phòng hộ đang nắm giữ vị thế dài trong hợp đồng Brent và WTI vượt trội so với vị thế ngắn với tỷ lệ 11: 1- vị thế giá tăng giảm mạnh nhất kể từ tháng 10 năm 2018, khi giá dầu bắt đầu rớt 40% cho đến cuối năm 2018.
Với diễn biến giá tháng 5, các nhà quản lý danh mục đầu tư bắt đầu cắt giảm vị thế dài ròng của họ, mặc dù sự sụt giảm này gần như chỉ do việc thanh lý đặt cược giá sẽ tăng, chứ không phải mở vị thế ngắn mới. Vị thế dài cho dầu thô vẫn vượt trội so với vị thế ngắn, với tỷ lệ 7: 1 tính đến ngày 21 tháng Năm.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6, thị trường dầu đã chuyển sang giảm mạnh do lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ bị ảnh hưởng. Các nhà phân tích bắt đầu cảnh báo rằng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm nay có thể là thấp nhất trong nhiều năm và các nhà đầu cơ bắt đầu tăng cường bán tháo trong hợp đồng dầu khí.
Tỷ lệ giữa vị thế dài và vị thế ngắn trong hợp đồng Brent và WTI giảm xuống 3: 1 trong tuần đến ngày 11 tháng 6, giảm từ mức cao 11: 1 vào cuối tháng Tư.
Trong tuần báo cáo mới nhất, phần lớn hợp đồng dầu bán bán tháo tập trung ở WTI, với vị thế ngắn tăng 46%, khiến vị thế dài ròng ở mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm nay, do sản lượng Mỹ tăng liên tục và tồn kho dầu tăng mạnh càng góp thêm vào tâm lý giảm giá.
Việc định vị thế quỹ phòng hộ này đã diễn ra trước cuộc tấn công rõ ràng vào các tàu chở dầu ở Vịnh Oman, Trung Đông vào thứ Năm tuần trước, khiến giá dầu tăng đột biến, chỉ trong một ngày.
Ngay cả khi xảy ra căng thẳng cao nhất trong khu vực trong nhiều năm cũng không thể đẩy giá dầu tăng lên vì những lo ngại về phía cầu hiện đang vượt lấn át nỗi lo gián đoạn nguồn cung đáng kể.
Trong khi các nhà đầu cơ đang cân nhắc lo ngại về một cuộc khủng hoảng nguồn cung trước những lo ngại về việc tăng trưởng nhu cầu dầu chậm lại, việc định vị thế giá của quỹ phòng hộ có thể dẫn đến một sự siết chặt vị thế ngắn, Kemp của Reuters lập luận, nếu lo ngại về nhu cầu hóa ra lại bị thổi phồng và nền kinh tế toàn cầu lấy lại tốc độ tăng trưởng lành mạnh.
Nếu nền kinh tế lấy lại đà tăng, triển vọng nhu cầu dầu có thể được cải thiện.
Nhưng hiện tại, trong trường hợp không có bất kỳ tiến triển quan trọng nào trong cuộc xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, triển vọng về nhu cầu dầu là không chắc chắn.
OPEC cho biết trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng (MOMR) tuần trước rằng họ dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu ở mức 1,14 triệu thùng/ngày trong năm 2019, giảm 70.000 thùng/ngày so với dự báo tháng trước đó, phản ánh dữ liệu nhu cầu dầu chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển trong Q1.
“Trong suốt nửa đầu năm nay, căng thẳng thương mại toàn cầu đang diễn ra đã leo thang, đe dọa lan rộng, và rủi ro địa chính trị vẫn còn ở nhiều khu vực quan trọng. Điều này đã dẫn đến sự chậm lại trong các hoạt động kinh tế toàn cầu và sự tăng trưởng yếu hơn về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, cả hai đều so với một năm trước đó”, OPEC cho biết, lưu ý rằng “sự chậm lại quan sát được trong nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2019 sẽ tiếp tục bị thách thức hơn nữa trong nửa cuối năm 2019, chủ yếu do tranh chấp thương mại gia tăng, với tác động đến tăng trưởng nhu cầu dầu vẫn không chắc chắn”.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ vào tuần trước- xuống bớt 100.000 thùng/ngày từ tháng trước xuống mức ước tính hiện tại tăng trưởng 1,2 triệu thùng/ngày cho năm 2019, lần điều chỉnh giảm thứ hai liên tiếp trong các báo cáo hàng tháng của tổ chức này.
IEA cảnh báo rằng tăng trưởng thương mại thế giới đã giảm xuống tốc độ chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008/2009 và hậu quả đối với nhu cầu dầu mỏ đang trở nên rõ ràng. Tăng trưởng nhu cầu trong Q1 chỉ là 300.000 thùng/ngày so với Q1/2018 mạnh mẽ và mức tăng trưởng thấp nhất trong bất kỳ quý nào kể từ quý 4 năm 2011. Tuy nhiên, IEA có một số lời trấn an cho những nhà đầu cơ dầu giá lên, nói rằng “Hiện giờ, vẫn có sự lạc quan rằng nửa cuối năm nay và năm tới sẽ chứng kiến một bức tranh kinh tế được cải thiện”.
Nếu nền kinh tế toàn cầu tránh được sự suy giảm nghiêm trọng, thì triển vọng về nhu cầu dầu có thể được cải thiện và dẫn đến đợt tăng giá mới nhờ các quỹ phòng hộ.
Nguồn tin: xangdau.net