Sau khi thỏa thuận OPEC bất thành, Ả-rập Saudi đã hạ giá dầu, từ đó làm nảy sinh nỗi sợ về cuộc chiến giá toàn diện.
Ảnh: CNN
Giá dầu thế giới rớt mạnh 30% vào đầu phiên ngày thứ Hai (09/03) sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không thể tiến tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng với các đồng minh.
Sau khi thỏa thuận bất thành, Ả-rập Saudi đã hạ giá dầu và được cho là sẽ đẩy mạnh sản xuất, từ đó làm nảy sinh nỗi sợ về cuộc chiến giá toàn diện.
Giá dầu Brent tương lai sụt 30% xuống 31,02 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Giá dầu WTI lao dốc 27% xuống 30 USD/thùng, cũng là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Giá dầu WTI đang sắp ghi nhận phiên giao ịch tệ nhất kể từ tháng 1/1991 trong suốt thời gian chiến tranh vùng Vịnh.
“Điều này lại dẫn tới biện pháp quyết liệt từ Ả-rập Saudi và cụ thể là phải đối phó với tình trạng sản xuất quá nhiều”, John Kilduff của Again Capital cho hay. “Ả-rập Saudi là nhà sản xuất chi phí thấp nhất cho đến nay”.
Sau khi rớt mạnh lúc đầu, giờ thì mỗi loại dầu chỉ còn giảm hơn 21%.
Trong ngày thứ Bảy (0703), Ả-rập Saudi thông báo giảm mạnh giá bán dầu chính thức cho tháng 4/2020 và quốc gia này được cho là đang chuẩn bị tăng sản lượng vượt ngưỡng 100 triệu thùng/ngày, theo báo cáo từ Reuters. Vương quốc dầu mỏ hiện đang bơm 9,7 triệu thùng/ngày, nhưng có năng lực sản xuất tới 12,5 triệu thùng/ngày.
Nguồn: CNBC.
“Chúng tôi tin rằng cuộc chiến giá dầu giữa OPEC và Nga đã bắt đầu vào cuối tuần trước khi Ả-rập Saudi quyết liệt cắt giảm mức giá bán mạnh nhất trong ít nhất 20 năm”, Damien Courvalin, nhà phân tích của Goldman Sachs, cho biết trong báo cáo gửi khách hàng vào ngày Chủ nhật (08/03). “Dự báo dành cho thị trường dầu giờ thậm chí còn hà khắc hơn trong tháng 11/2014, thời điểm cuộc chiến giá dầu lần trước bắt đầu”.
Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu Brent quý 2 và quý 3 xuống 30 USD/thùng và cho biết giá có thể giảm hơn n.
Ả-rập Saudi tuyên bố giảm mạnh giá bán dầu sau khi cuộc đàm phán ở Vienna thất bại trong tuần trước. Trong ngày thứ Năm (05/03), OPEC khuyến nghị giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày từ tháng 4/2020 và nới dài thỏa thuận đến hết năm 2020. Thế nhưng, Nga lại từ chối cắt giảm thêm.
Cuộc họp kết thúc mà không có chỉ thị nào về cắt giảm sản lượng. Được biết, thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại dự kiến kết thúc vào cuối tháng này.
Nguồn tin: nhipcaudautu.vn