Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu ở mức trần, hay chỉ mới bắt đầu?

Dầu đã quay trở lại lãnh thổ của thị trường giá lên (bull market) trong tuần này, với Brent nhảy vọt lên mức cao hơn hai năm tại 58 USD/thùng. Sự hội tụ của các sự kiện tạo ra niềm tin lạc quan cho giá dầu, người ta có thể cho rằng tâm lý thị trường hiện đang tích cực nhất trong nhiều năm.

 Yếu tố hỗ trợ gần đây nhất từ đầu tuần này là cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd đã làm dấy lên lo ngại gián đoạn nguồn cung khá lớn khi Thổ Nhĩ Kỳ dọa sẽ cắt đứt nguồn xuất khẩu dầu của người Kurd đi qua lãnh thổ của họ, và Baghdad tham gia bằng cách kêu gọi quốc tế tẩy chay dầu của người Kurd. Cho đến nay, không có dấu hiệu của sự gián đoạn nguồn cung thực tế, nhưng dầu bắt đầu được giao dịch tăng vào đầu tuần do nguy cơ địa chính trị cao hơn.

Giá Brent lên 59 USD bởi vì các nguyên tắc cơ bản đã cải thiện đáng kể trong vài tháng qua. Nhu cầu dầu mỏ phục hồi và tiếp tục tăng trưởng ngay cả khi nguồn cung toàn cầu tồn đọng. Thỏa thuận OPEC dường như cuối cùng đã mang lại kết quả dưới hình thức một sự suy giảm mạnh mẽ của tồn kho dầu trên toàn cầu.

Theo Trafigura Group, một công ty kinh doanh xăng dầu, thị trường dầu cuối cùng có thể sẽ thoát ra khỏi một môi trường giá ảm đạm sau ba năm trì trệ. Ben Luckock, đồng giám đốc của Group Market Risk tại Trafigura cho biết tại hội nghị S & P Global Platts APPEC ở Singapore hôm thứ Ba: "Chúng ta gần kết thúc giai đoạn giá dầu thấp hơn kéo dài hơn". Luckock viện dẫn thực tế là thị trường dầu có thể mất khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2019 chỉ từ sự cạn kiệt của các giếng dầu. Điều đó có thể khiến thế giới thiếu cung, làm đẩy giá lên đáng kể.

Citigroup cho biết cuộc khủng hoảng cung có thể xảy ra ngay trong năm tới, với lập luận rằng quá nhiều thành viên OPEC đang sản xuất ở mức công suất tối đa, mặc dù có hạn chế sản lượng về mặt danh nghĩa. Libya, Nigeria, Venezuela, Iran và Iraq có lẽ sẽ không thể tăng thêm nguồn cung mới vào năm tới, Citi nói. Thực vậy, nguy cơ sản xuất sụt giảm có thể là một kết quả có nhiều khả năng hơn đối với một số thành viên. Ed Fost nói: "Sự lo sợ trên thị trường là sản lượng OPEC sẽ tăng mạnh. Nhưng có thể có một khoảng cách về nguồn cung xuất hiện, điều này có thể chỉ ra một thị trường thắt chặt chẽ." Phần lớn OPEC đang không đầu tư vào cơ sở thượng nguồn (thăm dò và khai thác), làm ít có khả năng cho sản lượng cao hơn.

Goldman Sachs đã góp thêm tiếng nói của mình vào dàn hợp xướng của triển vọng giá lên trong tuần này. Ngân hàng đầu tư này lập luận rằng mô hình backwardation trên thị trường kỳ hạn Brent là dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường đang trên đà tái cân bằng. Backwardation sẽ giúp giảm bớt tồn kho với tốc độ nhanh hơn trong những tháng tới. "Sự kết hợp của nhu cầu rất mạnh mẽ, mối liên kết lớn hơn có thể xảy ra giữa OPEC và sự gia tăng của đá phiến cho thấy backwardation có thể sẽ vẫn còn trong những tháng tới", Goldman viết trong một ghi chú.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng giá có thể tăng thêm nữa, chỉ bởi vì dầu phục hồi trong vài tuần qua, không có nghĩa tăng lên giá cao hơn là một kết luận tất yếu. Còn có một số rào cản ở phía trước.

Với Brent hướng về mức 60 USD/thùng, có thể xúi giục một số thành viên OPEC có thể tăng thêm nguồn cung ra thị trường, làm giảm tỷ lệ tuân thủ chung của nhóm. Thỏa thuận OPEC thời hạn 6 tháng ban đầu được thực hiện dễ dàng hơn. Thị trường có vẻ chưa ổn định và những cắt giảm thực hiện vào thời điểm thuận lợi theo mùa – đơn cử như sản lượng của Nga có xu hướng giảm trong những tháng mùa đông, nhưng sẽ tăng lên lại vào những tháng hè. Số liệu của Nga gần đây có vẻ tốt hơn nhưng chỉ bởi vì phải bão dưỡng các giếng dầu.

Với dầu gần như quay trở lại 60 USD, lý do căn bản cho những cắt giảm OPEC có thể làm mất sự thúc đẩy của nó. Theo ông Olivier Jakob thuộc Petromatrix, 60 đô la đã trở thành mục tiêu không chính thức của nhóm, và các nước tham gia có thể gian lận nhiều hơn khi giá tăng lên mức đó.

Đồng thời, nhiều người cho rằng cắt giảm của OPEC vẫn cần phải được mở rộng vì tín hiệu giá 60 USD sẽ thúc đẩy hoạt động khoan đá phiến nhiều hơn, gây áp lực giảm lên thị trường một lần nữa. Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích hàng hóa tại UBS Group AG, nói với Bloomberg rằng "Brent có thể lên hơn 60 USD/thùng trong quý IV. Nó sẽ truyền thông điệp sai đến sản xuất đá phiến Mỹ là sẽ duy trì trên mức đó làm cho hoạt động khoan và sản xuất nhiều hơn."

Hơn nữa, nhu cầu dầu của Trung Quốc tăng mạnh vào đầu năm nay nhưng sau đó đã hạ nhiệt. Đá phiến Mỹ tiếp tục bổ sung thêm sản lượng, và họ cũng có một lượng lớn các giếng khoan chưa hoàn thiện. Alexandre Andlauer, một nhà phân tích của AlphaValue SAS trả lời Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn, những giếng này có thể dẫn tới tăng trưởng sản lượng khoảng 400.000 thùng/ngày trong bốn tháng tới.

Cuối cùng, vị thế của các quỹ phòng hộ và các nhà quản lý tiền tệ khác đang bắt đầu có vẻ hơi quá mức. Sự gia tăng gần đây trong đặt cược giá lên từ các nhà đầu tư sẽ làm tăng rủi ro giá đi xuống. Như đã từng xảy ra nhiều lần trong hai năm qua, khi đặt cược vào hợp đồng tương lai quá lớn về phía một bên, con lắc sẽ quay ngoắc trở lại. Geordie Wilkes, một nhà phân tích nghiên cứu tại công ty môi giới Sucden Financial Ltd, nói với The Wall Street Journal: "Thị trường lo sợ về việc đẩy dầu Brent tới 60 đô la một thùng”.

Như mọi khi, có nhiều bất đồng giữa các nhà phân tích dầu về việc chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM