Vào thứ 13/3, giá dầu đã dịch xuống dưới 47 USD/thùng đẩy giá tăng thêm 11% trong phiên giao dịch trước nhờ vào những số liệu kinh tế tốt hơn mong đợi.
Xoa dịu những lo ngại về nhu cầu lắng xuống và đẩy giá cổ phiếu lên cao. Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán hàng đã giảm 0,1% trong tháng 2 sau khi tăng được 1,8% trong tháng 1 và giảm nhẹ hơn mong đợi cũng như liều thuốc từ những thông tin tốt lành về một nền kinh tế đã bị sa lầy trong khủng hoảng kinh tế suốt 14 tháng.
Giá dầu thô nhẹ ở Mỹ giao trong tháng 4 giảm 33 cent/thùng xuống còn 46,70 USD/thùng đã nhảy thêm 4,79 USD/thùng vào hôm thứ 5 vừa qua để ổn định ở mức 47,03$USD gạt bỏ hết được những thua lỗ trong 2 phiên giao dịch vừa rồi.
Giá dầu thô Brent ở Anh giảm 33 cents xuống còn 44,76$.
Mark Pervan, nhà phân tích hàng hóa cao cấp tại ANZ nhận định: “Thị trường đang trong thế giằng co trước thềm cuộc họp. Giá dầu ngày hôm qua tăng mạnh do được trợ lực từ thị trường chứng khoán và sẽ giữ được đà này trong ngày hôm nay trừ khi giá cổ phiếu giảm xuống.”
“Thị trường đang định giá đợt cắt giảm mới nếu có. Giá dầu có thể tăng thêm $4 đến $5/thùng nếu như OPEC thông qua một lần cắt giảm mới tuy nhiên những ảnh hưởng tức thời này sẽ không kéo dài. Những biến động trong nền kinh tế mới là động lực chính.”
Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng điểm trong phiên giao dịch mở màn hôm nay nhờ vào sự phục hồi ở thị trường chứng khoán Mỹ với chỉ số Nikkei của Nhật bản tăng hơn 4%.
Những chỉ số kinh tế của Trung Quốc vào hôm thứ 5 cũng thắp lên một vài hy vọng nhờ vào làn sóng cho vay của các ngân hàng vào tháng 2 đã dấy lên những hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi sớm mặc dù tăng trưởng công nghiệp của quốc gia này hồi đầu năm nằm ở mức thấp kỷ lục.
Thị trường toàn cầu đang dõi theo từng động thái của cuộc họp vào chủ nhật tới của OPEC và đang nín thở chờ xem các bộ trưởng sẽ đồng thuận về một kế hoạch cắt giảm sâu hơn hay kêu gọi thực hiện các cam kết một cách nghiêm túc hơn. Và có vẻ như các quốc gia có ảnh hưởng lớn như Ả-rập Xê-út nghiêng về lựa chọn thứ 2 hơn.
Giá dầu giao động trong khoảng $33-$50 kể từ đầu năm nay, chặn đà trượt giá dầu kể từ khi mức giá kỷ lục $147/thùng được xác lập, sau khi OPEC liên tiếp đưa ra các đợt cắt giảm sản lượng với khối lượng lên tới 4,2 triệu thùng dầu mỗi ngày từ hồi tháng 9 năm ngoái.
Trong báo cáo thị trường hàng tuần JP Morgan đã phát biểu rằng: “Như đã đề cập, các thành viên OPEC nên theo dõi các diễn biến thay vì quan tâm đến những tuyên bố. Giá dầu sẽ không bao giờ tách rời khỏi những ý đồ chính trị, nhưng rồi rốt cục những ý đồ đó sẽ được phơi bày”
Xuất khẩu dầu mỏ qua đường biển trong tháng 3 của các nước thành viên OPEC ngoại trừ Angola và Ecudor sẽ giảm xuống còn 22.76 triệu thùng mỗi ngày tức giảm 350,000 thùng một ngày-mức thấp kỷ lục của 5 năm qua.
Người ta dự đoán trong các bản báo cáo hàng tháng do Cơ quan Năng lượng Quốc tế và OPEC thực hiện được công bố vào thứ 6 này sẽ chỉ ra những điều chỉnh trong xu hướng giảm giá dầu do nhu cầu năng lượng của năm tới sẽ giảm.
Trong báo cáo, OPEC sẽ hạ mức dự báo nhu cầu dầu lửa năm 2009 xuống còn 1 triệu thùng một ngày.
Bộ Năng lượng Mỹ đã đi đầu trong việc điều chỉnh mức dự báo nhu cầu dầu mỏ xuống còn trung bình 84,27 triệu thùng một ngày trong năm 2009, giảm 430.000 thùng so với sự đoán đưa ra vào tháng trước, đánh dấu mức thấp nhất trong 5 năm qua.
(Vitinfo)