Hôm thứ 4 vừa qua, giá dầu đã giảm 3$/thùng cho thấy những dấu hiệu rõ rệt hơn về nhu cầu trên toàn thế giới ngày một thu hẹp và nguồn cung dự trữ ngày một tăng ở các đại gia trong tiêu thụ dầu mỏ ở Mỹ.
Những số liệu thống kê của chính phủ nước này cho thấy dự trữ dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này đã tăng 700.000 thùng vào tuần trước trong khi đó nhu cầu của 4 tuần trước giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên nhu cầu về ga lại tăng lên bởi vì chi phí bơm xuống thấp đã tạo ra nhiều động lực. dự trữ khí ga đã giảm 3 triệu thùng trong khi nhu cầu dầu chưng Distillate cũng giảm 6,1% trong vòng 4 tuần qua với dự trữ tuần vừa rồi giảm 2,1 triệu thùng.
Antoine Halff, phó chủ tịch thứ nhất của Trung tâm nghiên cứu Newedge tại New York phát biểu: “Dường như nhu cầu ga đang phục hồi thực sự mặc cho nhu cầu về năng lượng tổng thể trong thời gian qua vô cùng yếu kém.”
Giá dầu thô ngọt nhẹ tại Mỹ giảm 3,38$, tương đương với 7.39% để ổn định ở mức 42,33$/thùng trong khi giá dầu Brent được giao dịch ở Luân-đôn cũng có giá thấp hơn hôm qua.
Bản báo cáo về dự trữ của Mỹ được công bố sau khi Tung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ 2 trên thế giới tiết lộ nhu cầu về dầu lửa trong tháng 2 của họ đã giảm tới 15% do các công ty dầu lửa thu hẹp mua bán do dự trữ dầu còn cao mà nhu cầu lại thấp. Trước đó, vào tháng 1, nhu cầu cũng đã giảm 8%.
Robert Montefusco, một chuyên gia tài chính cho biết: “Những con số về dầu thô ở Trung Quốc còn khá ít ỏi và sẽ cản trở việc giá dầu tiến về mức 50$/thùng. Giá dầu đang cố gắng ì ạch leo lên mặc cho bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề mà chúng ta đều có thể thấy.”
Các số liệu thống kê được công bố hôm qua cho thấy chỉ trong một tháng khối lượng đơn đặt hàng năng lượng từ ngành chế tạo của Đức giảm 8%, mức giảm sâu hơn so với dự đoán của các chuyên gia về nhu cầu năng lượng cho nề kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Nền kinh tế trì trệ đã làm suy yếu nhu cầu dầu thô, khiến cho giá dầu đã rời xa mức giá kỷ lục 147$/thùng vào tháng 7 năm ngoái, đẩy các nước thành viên OPEC phải mạnh tay tiến hành hàng loạt đợt cắt giảm sâu.
Vào 15 tháng 3 tới đây, các nhà sản xuất này sẽ nhóm họp để bàn bạc xem có nên thực hiện một đợt cắt giảm sản lượng mới hay chỉ cần thực hiện nghiêm túc các đợt cắt giảm đã được thống nhất từ trước.
Bộ trưởng bộ năng lượng của Qatar Abdullah al-Attiyah đã phát biểu với Reuter rằng cần phải cắt giảm thêm 800.000 thùng dầu mỗi ngày trước khi OPEC xem xét đến việc tiến hành một đợt cắt giảm mới.
Tuy nhiên Algeria, Venezuela and Liby lại mong muốn một đợt cắt giảm mới sản lượng mới sẽ được quyết định trong cuộc họp vào chủ nhật tới.
Theo một nguồn tin thân cận, Ả-rập Xê-út, trụ cột của OPEC sẽ ổn định nguồn cung cho các khách hàng của mình cho tháng 4.
(Vitinfo)