Kể từ đầu tháng 10/2018 đến nay giá dầu đã giảm hơn 30%, do nguồn cung tăng và thị trường tài chính suy yếu.
Giá dầu thế giới lao dốc ảnh hưởng mạnh đến giá xăng dầu bán lẻ trong nước.
Theo Bloomberg, cách đây vài tháng, các chuyên gia dự đoán giá dầu sẽ lên 100 USD/thùng, nhưng đến thời điểm này, tầm nhìn của thị trường đang chuyển dịch về mức giá 50 USD/tùng.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, các nhà nhập khẩu năng lượng như Ấn Độ, Nam Phi, những nước có thâm hụt vãng lại lớn sẽ hưởng lợi. Trung Quốc còn có cơ hội lớn hơn trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung.
Còn các nước sản xuất dầu như Nga, Ả Rập Saudisẽ bị tổn thương. Các ngân hàng trung ương trên thế giới chịu áp lực tăng lãi suất sẽ dễ thở vì không lo ngại lạm phát gia tăng.
Theo ước tính của các nhà phân tích kinh tế cứ mỗi 10 USD giá dầu giảm, GDP của các nước nhập khẩu dầu sẽ tăng trưởng từ 0,5-0,7%. Ngược lại ở chiều tương tự các nước sản xuất dầu mất từ 3-5% GDP.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng trong tương lai nhu cầu về dầu phụ thuộc rất nhiều vào vào sự mạnh lên của đồng USD, sự căng thẳng thương mại toàn cầu và cách các nhà sản xuất lớn trên thế giới phản ứng ra sao.
Tại thị trường Việt Nam, vào ngày 21-11 vừa qua, mỗi lít xăng A95 giảm 1.093 đồng trong khi E5 giảm 973 đồng; dầu diesel 907 đồng; dầu hỏa 844 đồng còn dầu madut giảm 508 đồng một kg.
Đây là đợt giảm giá mạnh thứ hai liên tiếp trong tháng 11, mỗi lít xăng qua 2 đợt giảm giá đã thấp hơn khoảng 2.000 đồng so với tháng trước.
Theo cơ quan điều hành, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước đó giảm đáng kể. Ví dụ mỗi thùng xăng RON 92 (dùng pha chế xăng E5) còn 69,163 USD; RON 95 còn 70,796 USD một thùng... Như vậy, trong kỳ điều hành tới đây giá xăng dầu tại Việt Nam có thể sẽ giảm tiếp do giá thế giới giảm mạnh.
Nguồn tin: plo.vn