Giá dầu đã chững lại vào nửa cuối tháng Bảy, nhưng việc điều chỉnh giá này có lẽ là một đợt hoãn lại tạm thời hơn là bắt đầu một đợt suy thoái khác.
Hôm thứ hai, WTI đã phá vỡ mốc 70 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn hai tuần, một lần nữa lại tăng do lo ngại về tình trạng gián đoạn cung.
Một phần lý do khiến giá giảm mạnh vào giữa tháng 7 là do một làn sóng thanh lý của các quỹ đầu cơ và nhà quản lý tiền tệ khác, bán tháo vị thế tăng của họ trong hợp đồng dầu thô tương lai. Hai tuần trước, các nhà đầu tư đã cắt giảm vị thế dài nhiều nhất trong một tuần trong hơn một năm. Như Reuters chỉ ra, sự chuyển đổi vị thế tập trung vào việc cắt giảm đặt cược giá lên, thay vì tăng vị thế ngắn. Điều đó cho thấy hoạt động chốt lời chứ không phải tin rằng một đợt suy thoái sâu sắp xảy ra.
Sự sụt giảm vị thế dài ròng đã đẩy giá dầu đi xuống trong một vài tuần, nhưng nó cũng cho phép xả bớt hơi ra khỏi thị trường kỳ hạn. Các nhà đầu tư đã trở nên quá lạc quan về vị thế của họ, do đó việc giảm vị thế dài ròng khiến thị trường cân bằng hơn một chút. Điều đó có nghĩa là giờ đây có nhiều khả năng tăng cho giá dầu.
Tuần trước, các nhà quản lý tiền tệ đã bắt đầu tăng đặt cược giá lên một lần nữa, với vị thế dài ròng cho Brent tăng hơn 4 phần trăm. Điều đó trùng hợp với sự phục hồi của giá dầu và nó cho thấy các trader tin rằng sự điều chỉnh giá đã đi đủ xa.
Thị trường giao ngay đưa ra một số lý do để cảm thấy tự tin vào triển vọng đó. Sự sụt giảm liên tục ở Venezuela, kết hợp với sản xuất bấp bênh ở Libya và Nigeria, sẽ giữ nguồn cung thắt chặt.
Nhưng yếu tố chi phối lớn trong việc xác định sự cân bằng trên thị trường giao ngay sẽ là bao nhiêu dầu từ Iran bị mất do các lệnh cấm vận của Mỹ. Và điều đó có nghĩa là chính quyền Trump sẽ có nhiều ảnh hưởng về những gì xảy ra tiếp theo. “Trong tháng tới, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong việc định hướng giá dầu toàn cầu so với thời gian gần đây", Barclays đã viết trong một lưu ý. "Điều đó nói rằng, theo quan điểm của họ, một sự gián đoạn lớn như vậy có thể dẫn đến một hiệu ứng giá quá lớn đến nỗi chính phủ Mỹ có thể nới lỏng bớt các biện pháp trừng phạt được áp dụng trong đợt thứ hai và thứ ba kéo dài sáu tháng."
Nói cách khác, Barclays cho biết có nhiều khả năng giá dầu sẽ tăng vọt trong vài tháng tới khi Iran mất nguồn cung, nhưng tới năm 2019 chính quyền của Trump sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt bởi vì thiệt hại chính trị từ giá dầu cao hơn. Điều đó có nghĩa là trên thực tế giá dầu có nguy cơ tăng trong vài tháng tới, nhưng lại giảm vào năm tới.
Nhưng chính quyền tổng thống Trump có lẽ quan tâm nhiều hơn đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11, điều này có nghĩa là Mỹ có thể giữ một lập trường nhẹ nhàng hơn so với nó muốn đối với Iran sớm hơn nhiều so với năm 2019. Vì hàng tồn kho dầu đã ngừng giảm với tốc độ nhanh vào đầu năm nay, và bởi vì chính quyền Trump có lẽ sẽ không theo đuổi chính sách xuất khẩu dầu Iran "về zero", nên có lẽ một đợt giá tăng vọt là rất khó.
Nỗi lo tổn thất về chính trị có thể làm giảm nguy cơ tăng đối với dầu mỏ. Nhưng Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho rằng những nguy cơ giảm đối với giá dầu "cũng tương đối hạn chế", cho rằng thị trường dầu có thể chứng kiến thâm hụt nguồn cung khoảng 400.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2018. Tồn kho có thể không giảm nhanh nữa, nhưng cũng không tăng nhiều. Các kho dự trữ dầu thô hiện đang ở mức thấp nhất trong hơn ba năm, trong khi toàn bộ dầu dự trữ của OECD đang ở mức trung bình 5 năm.
Ngân hàng này cho biết OPEC sẽ muốn đảm bảo đường cong tương lai dầu Brent vẫn ở trạng thái backwardation (giá giao kỳ hạn dài thấp hơn so với giá kỳ hạn ngắn) "bởi vì nó làm giảm sự biến động" và bởi vì nó "mang tới bất lợi cho những người bán dầu về sau này, cơn bản là hầu hết ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ và mang lại lợi ích cho những người bán giao ngay, về cơ bản chủ yếu là OPEC +”. Bằng cách đảm bảo rằng giá giao ngay cao hơn mức giá cho các hợp đồng dầu có thời hạn 6 tháng hoặc 12 tháng, về cơ bản OPEC có thể bán dầu với giá cao hơn so với các công ty đá phiến của Mỹ.
Với động lực đó trong tâm trí, OPEC + sẽ hiệu chỉnh sản xuất để tránh một thị trường contango, và để làm điều đó, họ sẽ cần phải tránh làm dư cung thị trường. Tóm lại, vì lợi ích của các thành viên OPEC +, không có nhiều nguy cơ giảm cho dầu mỏ.
Tóm lại, Mỹ có thể tìm cách để tránh một đợt tăng giá trong khi OPEC + có thể cố gắng ngăn chặn việc bán tháo. Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch dự đoán giá dầu Brent sẽ biến động cho tới cuối năm, trung bình là 70 USD/thùng.
Nguồn tin: xangdau.net