Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu hôm nay 3/3/2022 tiếp đà tăng mạnh, vượt mức 115 USD/thùng

Quyết định giữ nguyên mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng của OPEC+ cộng với việc dầu thô của Nga đang bị “ghẻ lạnh” trên thị trường tiếp tục đẩy giá dầu hôm nay tăng cao.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 3/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 112,23 USD/thùng, tăng 1,63 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 115,50 USD/thùng, tăng 2,57 USD/thùng trong phiên.

Giá dầu ngày 3/3 tiếp tục tăng mạnh đã lập đỉnh cao nhất kể từ năm 2014 sau khi thị trường dầu thô ghi nhận quyết định giữ nguyên mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng 4/2022.

Cụ thể, theo các nguồn thạo tin, Bộ trưởng của 23 nước thành viên OPEC+ đều bày tỏ chưng quan điểm giữ nguyên chiến lược khai thách dầu hiện nay. Điều này có nghĩa ít nhất từ nay đến hết tháng 4/2022, nguồn cung dầu thô trên thị trường sẽ không có gì đột phá.

Theo báo cáo của OPEC, trong giai đoạn từ tháng 12/2021 - 1/2022, các thành viên OPEC đã tăng sản lượng thêm 64.000 thùng/ngày, đưa tổng sản lượng của khối lên 27,981 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 400.000 thùng/ngày mà OPEC+ nỗ lực hướng tới kể từ tháng 8/2021.

Việc Mỹ và một số nước tiêu thụ dầu lớn đồng ý xả 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược cũng được xem là giải pháp tình thế, không có quá nhiều ý nghĩa trong giải quyết tình trạng hụt cung hiện nay trên thị trường dầu thô.

Trong diễn biến khác, nguồn cung dầu từ Nga tiếp tục bị các nhà giao dịch “ghẻ lạnh”, né tránh bởi lo ngại các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng đến việc thực thi các hợp đồng. Thực tế này đang khiến tình trạng thiếu hụt hụt nguồn cung dầu càng trở lên trầm trọng hơn và là nguyên nhân chính đẩy giá dầu hôm nay tăng mạnh.

Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/3 đã thông báo loại 7 ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Các ngân hàng này gồm VTB, Bank Otkritie, Novikombank, Promsvyazbank, Bank Rossiya, Sovcombank và VEB. Các ngân hàng trong danh sách trừng phạt có thời hạn 10 ngày để chấm dứt các hoạt động trong SWIFT.

Ngày 28/2, hãng Surgutneftegaz (Nga) đã chào bán 2 lô dầu Urals (dầu đặc trưng của Nga) với thời hạn giao hàng là ngày 10 – 11/3 nhưng đã không có bấy kỳ một nhà giao dịch nào tham gia bỏ thầu. Trước đó một tuần, Surgutneftegaz cũng đã thất bại trong việc tìm kiếm khách hàng cho dù đã chào mức giá giảm 15 USD/thùng so với giá dầu Brent ở thời điểm đó.

Nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới đã loại dầu Urals, giá cước vận tải dầu từ Nga cũng tăng vọt, trong khi các công ty bảo hiểm từ chối cung cấp dịch vụ đối với tàu chở dầu, chủ tàu chở dầu về cơ bản cũng không muốn đưa tàu đến Nga để chở dầu thô.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do đồng USD suy yếu và giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu tiếp tục tăng mạnh.

Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 25.532 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 26.287 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.801 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg.

Nguồn tin: PetroTimes

ĐỌC THÊM