Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu hôm nay 25/4 diễn biến trái chiều

 Giá dầu hôm nay 25/4 diễn biến trái chiều trong bối cảnh thị trường lo ngại Fed tăng lãi suất, và nguồn cung thắt chặt.

Giá dầu hôm nay 25/4 diễn biến trái chiều

Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 78,63 USD/thùng - giảm 0,17%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 82,73 USD/thùng - tăng 1,31%.

Giá dầu hôm nay diễn biến trái chiều khi "bóng ma" nguồn cung bị thắt chặt vào tháng 5 tới phần nào ảnh hưởng tới thị trường giao dịch.

Cả hai hợp đồng đã giảm hơn 5% vào tuần trước, đánh dấu tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần do nhu cầu xăng của Mỹ giảm so với một năm trước đó.

Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và lợi nhuận doanh nghiệp từ lĩnh vực công nghệ kém hơn dự kiến đã làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng của các nhà đầu tư. Bà Teng nói thêm, đồng USD ổn định và lợi suất trái phiếu leo thang cũng đang gây thêm áp lực lên thị trường hàng hóa.

Các ngân hàng trung ương từ Mỹ đến Anh và châu Âu đều dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất khi họ gặp nhau vào tuần đầu tiên của tháng 5, nhằm tìm cách giải quyết tình trạng lạm phát cao.

Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế không mấy bằng phẳng của Trung Quốc sau đại dịch Covid-19 cũng đang che mờ triển vọng nhu cầu dầu, mặc dù dữ liệu hải quan Trung Quốc hồi cuối tuần qua cho thấy nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đã mang về khối lượng kỷ lục trong tháng 3. Nhập khẩu của Trung Quốc từ các nhà cung cấp hàng đầu là Nga và Ả Rập Xê-út lên tới 2 triệu thùng mỗi ngày.

Trong khi đó, lợi nhuận lọc dầu ở châu Á đã suy yếu do sản lượng kỷ lục từ các nhà máy lọc dầu hàng đầu Trung Quốc và Ấn Độ, hạn chế nhu cầu của khu vực đối với các nguồn cung cấp từ Trung Đông trong tháng 6.

Trên thực tế, các nhà phân tích vẫn lạc quan về sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc vào nửa cuối năm 2023 và khả năng thắt chặt nguồn cung do nhóm sản xuất OPEC + đã lên kế hoạch cắt giảm nguồn cung từ tháng 5.

Nguồn tin: PetroTimes

ĐỌC THÊM