Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá dầu hôm nay 25/10 diễn biến trái chiều

Giá dầu hôm nay 25/10 diễn biến trái chiều trong bối cảnh đồng USD mạnh lên thách thức các nước phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ.

Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 84,96 USD/thùng - tăng 0,45%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 93,26 USD/thùng - giảm 0,26%.

Giá dầu Brent đã giảm hơn 30% so với mức đỉnh hồi đầu năm, nhưng người dân một số nước như Pháp, Ấn Độ... không cảm nhận được điều đó. Điều này đồng nghĩa giá nhiên liệu vẫn là nguyên nhân chính khiến chi phí sinh hoạt tại nhiều nước tăng cao.

Ở các nước tiêu thụ dầu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu, giá dầu thực tế không giảm nhiều như mức giảm của giá dầu Brent. Với những nền kinh tế mới nổi như Sri Lanka, giá dầu tăng và nội tệ lao dốc đã khiến nền kinh tế gần như sụp đổ.

Nhà phân tích hàng hóa tại UBS Group, Giovanni Staunovo, cho rằng đồng USD mạnh lên là thách thức với các nước tiêu thụ dầu có đồng nội tệ không neo vào USD. Trong 12 tháng qua, giá dầu tính theo nội tệ các nước còn tăng mạnh hơn.

Trong khi đó, các nước thuộc Khu vực đồng euro phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu. 5 nền kinh tế lớn nhất khối này là Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan hiện phụ thuộc ít nhất 90% vào dầu nhập khẩu để vận hành các nhà máy lọc dầu.

Giá dầu tính theo USD trở thành cơn đau đầu với các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu trong một năm thách thức. Nguồn cung nhiên liệu từ Nga bị cắt giảm đã khiến lạm phát tại khu vực này tăng lên mức kỷ lục 9,9% trong tháng 9.

Các nước châu Á cũng cảm nhận tác động tương tự. Cho đến tháng 8, giá trị nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, dù khối lượng nhập giảm do nước này vẫn đang áp dụng chính sách "Zero Covid".

Việc đồng USD mạnh lên cũng khiến Ấn Độ tìm đến các đối tác thương mại như Ả Rập Xê-út, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để đàm phán trả bằng nội tệ. Năm nay, đồng rúp đã mất giá 11% so với USD.

Chiến lược gia tiền tệ tại Standard Chartered, Divya Devesh, nhận định nếu giá dầu liên tục duy trì ở mức hiện tại hoặc tăng cao hơn nữa, thâm hụt thương mại sẽ vẫn lớn, làm tăng sức ép giảm giá lên đồng rúp.

Đồng USD mạnh gây sức ép lên rất nhiều quốc gia, nhưng các nền kinh tế mới nổi chịu tác động lớn nhất.

Nguồn tin: PetroTimes

ĐỌC THÊM